liên hệ với chúng tôi

tìm kiếm:

Chuyên trang phong cách và cuộc sống đàn ông

tìm kiếm:

Trang chủ / / Bài viết

18/01/2022

Luật giao cầu lông đôi mà bạn cần biết khi chơi và thi đấu

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on reddit
Share on pinterest

Luật giao cầu lông đôi mà bạn cần biết khi chơi và thi đấu. Để trở thành một người chơi cầu lông giỏi, bạn không chỉ cần thông thạo những kỹ thuật đánh khó. Bạn còn phải nắm thật rõ luật chơi để tránh việc “mất điểm oan” do phạm lỗi. Đối với cầu lông luật giao cầu lông và luật nhận cầu là hai phần quan trọng.

Phạm vi đứng giao và nhận cầu

Phạm vi đứng giao và nhận cầu là các khu vực được đánh dấu trên sân. Tại đây bạn có thể thực hiện các cú giao cầu và nhận cầu. Các khu vực này sẽ có chút khác biệt giữa đánh đôi và đánh đơn.

Có bốn khu vực trên sân cầu lông, tương ứng với 2 khu vực trái và phải ở mỗi phần sân. Dù có đến 4 khu vực nhưng chỉ có 2 khu vực được sử dụng trong một lượt giao cầu mà thôi. Cả người giao và người nhận cầu đều phải đứng trong những khu vực tương ứng khi giao và nhận cầu.

Luật giao cầu lông đôi mà bạn cần biết khi chơi và thi đấu
Luật giao cầu lông đôi mà bạn cần biết khi chơi và thi đấu

Các khu vực trên sân thường được giới hạn bằng các đường kẻ

Sơ đồ cơ bản của một sân cầu lông

  • Đường trung tâm (the centre line): Là đường kẻ vuông góc với lưới, đường kẻ này sẽ chia phần sân của mỗi đội thành 2 khu vực phải và trái.
  • Vạch giao cầu ngắn (Short service line): Là vạch kẻ nằm cách lưới khoảng 2 mét.
  • Đường biên dọc (The sideline): là những đường vuông góc với lưới và nằm ở 2 bên sân. Có 2 loại đường biên dọc tương ứng với 2 hình thức đánh đôi và đánh đơn. Đường biên dọc của hình thức đánh đơn sẽ nằm ở trong, còn của hình thức đánh đôi sẽ nằm ở ngoài.
  • Vạch giao cầu dài (The long service line): Là vạch kẻ giới hạn phạm vi đứng giao cầu. Nếu người chơi giao cầu quá vạch này sẽ bị tính là giao cầu ra ngoài. Có 2 loại vạch giao cầu dài tương ứng với 2 hình thức đánh đôi và đánh đơn.
  • Đường biên ngang (The back boundary line): là những đường song song với lưới và nằm ở cuối mỗi bên sân. Đường biên ngang cũng chính là vạch giao cầu dài của hình thức đánh đơn.

Các đường và vạch kẻ này giúp giới hạn các khu vực đánh cầu cho cả hình thức đánh đôi lẫn đánh đơn.

Phạm vi đứng giao và nhận cầu khi đánh đơn

Khi đánh cầu lông đơn, phạm vi giao và nhận cầu được giới hạn bởi đường trung tâm, vạch giao cầu ngắn, đường biên dọc phía trong và đường biên ngang (cũng là vạch giao cầu dài). Tùy vào điểm số bạn hiện có mà khu vực đứng giao cầu sẽ nằm bên trái hoặc bên phải.

Khi đánh cầu lông đơn, phạm vi giao và nhận cầu được giới hạn bởi đường trung tâm
Khi đánh cầu lông đơn, phạm vi giao và nhận cầu được giới hạn bởi đường trung tâm

Nếu người giao cầu chưa ghi điểm hoặc có điểm số chẵn, họ sẽ đứng giao cầu ở khu vực giao cầu bên phải. Tương ứng, người nhận cầu cũng sẽ đứng ở khu vực bên phải trên sân của mình.

Nếu điểm của người giao cầu là điểm lẻ, họ sẽ đứng giao cầu ở khu vực giao cầu bên trái. Tương ứng, người nhận cầu cũng sẽ đứng ở khu vực bên trái trên sân của mình.

Phạm vi đứng giao và nhận cầu khi đánh đôi

Đối với luật đánh cầu lông đôi, phạm vi giao cầu rộng hơn nhưng lại ngắn hơn khi đánh đơn. Phạm vi này được giới hạn bởi đường trung tâm, vạch giao cầu ngắn, đường biên dọc phía ngoài và vạch giao cầu dài phía trên.

Khu vực giao/nhận cầu bên phải (ô màu hồng) và khu vực giao/nhận cầu bên trái (ô màu vàng) trong đánh đôi

Tương tự như khi đánh đơn, nếu đội giao cầu chưa ghi điểm hoặc có điểm số chẵn, thành viên giao cầu sẽ đứng ở khu vực giao cầu bên phải. Lúc này, chỉ thành viên đứng ở khu vực bên phải của đội nhận cầu mới được quyền đánh trả.

Nếu điểm của đội giao cầu là điểm lẻ, thành viên đứng ở khu vực giao cầu bên trái sẽ là người giao cầu và chỉ thành viên đứng ở khu vực bên trái của đội nhận cầu mới được quyền đánh trả.

Các luật giao cầu lông cơ bản

Các luật phát cầu lông tương đối đơn giản và khá giống nhau. Khi giao cầu, bạn phải đứng trong phạm vi giao cầu quy định và giao cầu thấp tay. Bên giao cầu phải chờ đến khi bên nhận cầu đánh trả thì mới có thể bắt đầu di chuyển và tiếp tục đánh trả cầu.

Các quy định về việc giao cầu

  • Đầu tiên, cả bên giao cầu và bên nhận cầu đều phải sẵn sàng và không có bên nào gây trì hoãn quá trình giao cầu. Một khi hai bên đã sẵn sàng, chuyển động vợt đầu tiên của người giao cầu sẽ là khởi đầu cho 1 cú giao cầu. Khi vợt đã chuyển động, bất kỳ hành động gây trì hoãn việc bắt đầu giao cầu đều được xem là cố ý câu giờ.
  • Người giao cầu phải đứng trong phạm vi quy định, họ không được phép đạp lên các đường biên và vạch kẻ xung quanh.
  • Người giao cầu không được giao cầu khi người nhận chưa sẵn sàng. Tuy nhiên, người nhận được xem là đã sẵn sàng nếu có hành động đánh trả lại cầu.
  • Khi giao cầu, một phần của cả hai bàn chân người giao phải tiếp xúc với mặt sân ở một vị trí cố định từ lúc bắt đầu giao cầu cho đến khi quả cầu được đánh đi.
  • Khi giao cầu, vợt của người giao phải tiếp xúc vào phần đế của quả cầu. Tại thời điểm đánh quả cầu, đầu vợt của người giao cầu phải luôn hướng xuống.
  • Vị trí quả cầu khi tiếp xúc với vợt của người giao phải thấp hơn 1,15 mét.
  • Vợt của người giao phải tiếp tục di chuyển về phía trước từ khi bắt đầu giao cầu đến khi quả cầu được đánh đi. Quả cầu bay theo hướng chếch lên sao cho rơi vào ô nhận cầu của đối thủ.

    Các luật giao cầu lông cơ bản
    Các luật giao cầu lông cơ bản

Luật giao cầu lông khi đánh đơn

Khi chơi đánh đơn, bạn có thể sử dụng kiểu giao cầu thuận tay và trái tay khác nhau. Bạn cũng có thể thay đổi linh hoạt giữa các kiểu giao cầu dài và ngắn.

Trong hạng mục đơn nữ, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy tuyển thủ  giao cầu dài thuận tay. Tuyển thủ đơn nam lại thường chọn cách giao cầu ngắn trái tay.

Trong Bộ luật cầu lông không đặt ra nhiều luật lệ cụ thể đối với việc giao cầu lông khi đánh đơn mà đa số tuân theo các nguyên tắc chung.

Luật giao cầu lông khi đánh đôi

Khi đánh đôi, chỉ có một thành viên trong đội thực hiện giao cầu. Thành viên này sẽ đứng ở khu vực giao cầu bên trái hoặc bên phải. Tùy thuộc vào số điểm của đội mình. Đối với đội nhận cầu, chỉ có thành viên đứng ở khu vực chéo mới có quyền đánh trả.

Nếu đội giao cầu giành được điểm trong lượt cầu đó, họ tiếp tục giao cầu ở lượt sau nhưng phải đổi khu vực giao cầu. Ngược lại, nếu đội nhận cầu giành được điểm, họ sẽ là đội giao cầu mới ở lượt kế tiếp.

Luật nhận cầu lông

Cũng như người giao cầu, người nhận cầu cũng phải tuân theo một số quy định cụ thể, bao gồm:

  • Cũng như bên giao cầu, bên nhận cầu cần phải chuẩn bị tư thế sẵn sàng. Không được có những hành động gây trì hoãn quá trình giao cầu. Một khi hai bên đã sẵn sàng, chuyển động vợt đầu tiên của người giao cầu sẽ là khởi đầu cho 1 cú giao cầu. Khi vợt đã chuyển động, bất kỳ hành động gây trì hoãn được xem là cố ý câu giờ. Dù thật sự chưa sẵn sàng, nhưng nếu bên nhận có hành động đón cầu, vậy thì bên nhận được xem là đã sẵn sàng. Khi đó nếu họ đánh hỏng cầu, điểm sẽ được tính cho bên giao cầu.
  • Người nhận cầu phải đứng trong phạm vi quy định. Họ không được phép đạp lên các đường biên và vạch kẻ xung quanh.
  • Một phần của hai bàn chân người nhận phải tiếp xúc với mặt sân ở một vị trí cố định. Từ lúc bắt đầu giao cầu cho đến khi quả cầu được đánh đi. Nếu người nhận di chuyển trước khi cầu được đánh đi. Họ sẽ được tính là phạm lỗi.
  • Chỉ thành viên đứng ở khu vực chéo với người giao cầu mới có quyền đánh trả cầu.

Người nhận cầu cũng phải đứng trong phạm vi quy định

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu đôi nét về luật phát cầu và nhận cầu cơ bản. Nắm rõ các quy tắc này sẽ giúp bạn hạn chế được việc mất điểm đáng tiếc nhé.

Fiesta Thăng Hoa Cảm Xúc

Tin được quan tâm

Jiu Jitsu – Những điều bí mật mà bạn chưa biết về môn này

ContentsTổng quan về bộ môn Jiu JitsuJiu Jitsu là gì?Nguồn gốc Jiu JitsuJiu Jitsu hiện đạiCác cấp độ đai Jiu JitsuLợi ích sức khỏe của Jiu JitsuCải thiện sức khỏe tim mạch của bạnBài tập toàn thân để giảm cânCải thiện sự linh hoạt và thăng bằngNâng cao khả...

Tập tạ: Những lưu ý mà bạn cần biết về bộ môn thần thánh này

ContentsTập tạ là gì?Tập tạ mang lại lợi ích gì?Tập tạ đừng quên những nguyên tắc sauBạn nên tập tạ ở đâu?Phòng tập gymTập tại nhàThiết kế chương trình tập tạ cho riêng bạnChọn loại lực cảnChọn loại bài tậpChọn số lượng hiệp tập và số lần lặp lạiChọn...

Tư thế Squat đúng chuẩn dành cho những bạn chưa biết?

ContentsLợi ích của tư thế squat trong yogaNhững sai lầm thường mắc khi squat1. Bỏ qua bước khởi động làm nóng cơ thể trước khi tập2. Chuyển động đầu gối thay vì phần hông khi squat3. Đầu gối không thẳng với mũi chân hoặc đẩy về trước quá đà4....

Đai Vovinam phân biệt như thế nào? Đai nào đẳng cấp nhất?

ContentsÝ nghĩa màu sắc của từng loại đaiMàu xanh lamMàu vàngMàu đỏMàu trắngMàu đenCách thắt đai Vovinam đúng và chuẩn nhấtLưu ý khi thắt đai VovinamThời gian tập luyện để thi lên đai vovinamMàu xanh lamMàu vàngMàu đỏMàu trắng Đai Vovinam là cách tốt nhất để thể hiện cấp...

Cú đấm mạnh nhất thế giới đang thuộc về ai?

ContentsNgười có cú đấm mạnh nhấtMike Tyson – Võ sỹ huyền thoạiFrancis Nganno vẫn đang giữ danh hiệu người có cú đấm mạnh nhất thế giới Cách thực hiện một cú đấm với sức mạnh tối đaLàm thế nào để có một cú đấm mạnh Trong lịch sử võ thuật...