liên hệ với chúng tôi

tìm kiếm:

Chuyên trang phong cách và cuộc sống đàn ông

tìm kiếm:

Trang chủ / / Bài viết

18/01/2022

Tư thế Squat đúng chuẩn dành cho những bạn chưa biết?

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on reddit
Share on pinterest

Tư thế Squat đúng chuẩn dành cho những bạn chưa biết? Squat là một trong những tư thế phổ biến trong yoga. Tập squat thường xuyên không chỉ giúp phần mông, đùi săn chắc tự nhiên mà còn làm tăng sức mạnh cho những bộ phận này.

Nhiều người nghĩ rằng squat là tư thế chỉ dành cho dân tập gym hoặc thể hình. Tuy nhiên, với những người tập yoga. Đây cũng là một trong những động tác cực kỳ có lợi cho sức khỏe. Squa hay còn gọi là Malasana là một bài tập cần thiết với cơ thể, có tác dụng cải thiện tư thế ngồi rất hiệu quả.

Ngồi là tư thế mà bạn thực hiện nhiều nhất mỗi ngày, từ ngồi làm việc, ngồi xem tivi, ngồi ăn cho đến việc sử dụng nhà vệ sinh. Ngồi nhiều không có lợi cho cơ thể bởi nó làm hạn chế phạm vi chuyển động tự nhiên và có thể dẫn đến nguy cơ suy yếu cơ bắp chân và lưng.

Lợi ích của tư thế squat trong yoga

Squat là tư thế đứng lên – ngồi xuống và sử dụng nhiều nhóm cơ khác nhau trên cơ thể như cơ đùi, cơ mông hông. Tư thế này khá đơn giản, bạn hoàn toàn có thể tập nó ở nhà, ở lớp học hay bất cứ nơi đâu bạn muốn.

Squat là tư thế đứng lên – ngồi xuống và sử dụng nhiều nhóm cơ khác nhau trên cơ thể
Squat là tư thế đứng lên – ngồi xuống và sử dụng nhiều nhóm cơ khác nhau trên cơ thể

Với nhiều yogi, squat là tư thế khá đơn giản và họ có thể dễ dàng thực hiện ngay trong lần đầu tiên. Thế nhưng, với một số người khác sẽ cần phải mất một khoảng thời gian để cơ thể thích nghi. Nếu bạn thuộc nhóm 2, hãy kiên trì tập luyện mỗi ngày, từng chút một. Càng luyện tập nhiều bạn sẽ càng cảm thấy nhiều điều thú vị và có thể duy trì tư thế lâu hơn.

Những sai lầm thường mắc khi squat

1. Bỏ qua bước khởi động làm nóng cơ thể trước khi tập

Trước khi squat người tập nên khởi động kỹ lưỡng để kích hoạt và vận động các khớp cũng như các nhóm cơ. Việc này sẽ giúp giảm thiểu bớt các chấn thương trong quá trình tập luyện

2. Chuyển động đầu gối thay vì phần hông khi squat

Squat sai là khi bạn chuyển động đầu gối thay vì phần hông. Đây cũng là lỗi kỹ thuật mà người tập thường mắc phải và bạn sẽ dễ gặp các chấn thương về gối. Lý do là vì trọng lực đã bị đặt vào sai vị trí cơ nên chúng sẽ tạo ra áp lực lên khớp gối của bạn.

3. Đầu gối không thẳng với mũi chân hoặc đẩy về trước quá đà

Khi thực hiện động tác squat, bạn không nên đẩy đầu gối về trước quá nhiều. Bạn nên chắc chắn tư thế đúng lúc squat là đầu gối luôn ở sau mũi chân. Nếu đầu gối đưa quá mũi chân ngay cả lúc bạn đang hạ thân xuống, nó có thể dẫn đến chấn thương đầu gối và cột sống. Đây cũng là lỗi kỹ thuật khi squat mà mọi người hay gặp phải.

sai lầm thường mắc khi squat
sai lầm thường mắc khi squat

4. Hạ người không đủ sâu khi squat

Để bài tập squat đạt được chất lượng tốt, bạn nên hoàn thành động tác trọn vẹn nhất. Khi hạ người xuống, phần hông nên song song với mặt sàn và đừng ngần ngại hạ xuống thêm nếu bạn vẫn có thể.

5. Cong lưng

Tư thế squat đúng là khi lưng bạn được giữ thẳng khi hạ xuống hay đứng lên. Nếu bạn không giữ thẳng lưng thì nguy cơ gặp chấn thương cột sống là rất cao.

Giữ lưng thẳng khi squat giúp tránh các chấn thương nguy hiểm liên quan đến cột sống

7 bí quyết giúp bạn chinh phục tư thế squat

Nếu bạn đang cảm thấy chán nản vì không thể thực hiện được tư thế squat, đừng quá lo, với 7 típ nhỏ sau, bạn sẽ có thể dễ dàng chinh phục được tư thế này:

1. Dùng chăn để hỗ trợ

Nếu bạn không thể đặt gót chân chạm sàn, hãy dùng một chiếc chăn gấp hoặc cuộn lại và đặt dưới gót chân. Chỉ với một chút hỗ trợ nhỏ, bạn sẽ dễ dàng đặt trọng lượng lên gót chân. Chú ý đến sự cân bằng trọng lượng cơ thể và cảm giác khi bạn đứng lên ngồi xuống trong quá trình tập.

2. Nhấc ngón chân lên

Để kiểm tra sự cân bằng và ổn định của cơ thể, bạn hãy thử nhấc hết cả mười ngón chân ra khỏi thảm. Động tác này sẽ giúp đẩy trọng lượng cơ thể lên gót chân và giúp bạn cảm nhận được chuyển động đi xuống trong cơ thể. Đây cũng là một cách để tăng sức mạnh cho đôi chân và tăng sự tập trung vào việc giữ thăng bằng cơ thể.

3. Thay đổi vị trí đặt cánh tay

Với tư thế squat truyền thống, hai cánh tay sẽ được đặt ở bên trong chân, khuỷu tay để trên đùi. Để dễ thực hiện hơn, bạn có thể thay đổi vị trí cánh tay bằng cách đưa hai cánh tay về phía trước khi ngồi xuống, các đầu ngón tay chạm thảm. Kiểm tra lại tư thế của cơ thể, chạm tay xuống mặt đất trong khi nhấn gót chân xuống thảm.

Bí quyết giúp bạn chinh phục tư thế squat
Bí quyết giúp bạn chinh phục tư thế squat

4. Dựa vào tường để hỗ trợ thực hiện động tá

Bức tường có thể là một sự hỗ trợ tuyệt vời để bạn thực hiện tư thế squat trong yoga

Dựa vào tường và thực hiện tư thế giống như bạn đang ngồi trên ghế. Đứng thẳng và cảm nhận lực ở chân. Giữ nguyên tư thế trong 1 – 3 phút để tăng cường sức mạnh cho cơ thể.

5. Kết hợp thêm động tác vặn người

Đặt 2 bàn chân rộng hơn và ngồi xổm xuống, đưa cánh tay vào trong chân. Chống tay phải xuống đất, nâng cánh tay trái thẳng lên trời và tập trung vào việc mở ngực. Hít thở 5 lần và đổi bên.

6. Ngồi trên gạch tập yoga

Kỹ thuật này sẽ giúp hỗ trợ đầu gối. Ở biến thể này, bạn vẫn sẽ nhận được lợi ích từ việc tạo khoảng trống ở lưng dưới và nâng ngực dù được hỗ trợ bởi gạch tập.

7. Tập luyện tư thế squat mỗi ngày

Để nhanh chóng thành thạo tư thế squat, bạn cần kiên nhẫn tập luyện mỗi ngày. Hãy biến việc tập luyện thành một thói quen và cố gắng giữ tư thế khoảng vài phút. Bạn có thể thực hiện tư thế squat trong các hoạt động hàng ngày như xem tivi, lướt internet hoặc trò chuyện trên điện thoại.

Fiesta Thăng Hoa Cảm Xúc

Tin được quan tâm

Jiu Jitsu – Những điều bí mật mà bạn chưa biết về môn này

ContentsTổng quan về bộ môn Jiu JitsuJiu Jitsu là gì?Nguồn gốc Jiu JitsuJiu Jitsu hiện đạiCác cấp độ đai Jiu JitsuLợi ích sức khỏe của Jiu JitsuCải thiện sức khỏe tim mạch của bạnBài tập toàn thân để giảm cânCải thiện sự linh hoạt và thăng bằngNâng cao khả...

Tập tạ: Những lưu ý mà bạn cần biết về bộ môn thần thánh này

ContentsTập tạ là gì?Tập tạ mang lại lợi ích gì?Tập tạ đừng quên những nguyên tắc sauBạn nên tập tạ ở đâu?Phòng tập gymTập tại nhàThiết kế chương trình tập tạ cho riêng bạnChọn loại lực cảnChọn loại bài tậpChọn số lượng hiệp tập và số lần lặp lạiChọn...

Đai Vovinam phân biệt như thế nào? Đai nào đẳng cấp nhất?

ContentsÝ nghĩa màu sắc của từng loại đaiMàu xanh lamMàu vàngMàu đỏMàu trắngMàu đenCách thắt đai Vovinam đúng và chuẩn nhấtLưu ý khi thắt đai VovinamThời gian tập luyện để thi lên đai vovinamMàu xanh lamMàu vàngMàu đỏMàu trắng Đai Vovinam là cách tốt nhất để thể hiện cấp...

Cú đấm mạnh nhất thế giới đang thuộc về ai?

ContentsNgười có cú đấm mạnh nhấtMike Tyson – Võ sỹ huyền thoạiFrancis Nganno vẫn đang giữ danh hiệu người có cú đấm mạnh nhất thế giới Cách thực hiện một cú đấm với sức mạnh tối đaLàm thế nào để có một cú đấm mạnh Trong lịch sử võ thuật...

Luật giao cầu lông đôi mà bạn cần biết khi chơi và thi đấu

ContentsPhạm vi đứng giao và nhận cầuCác khu vực trên sân thường được giới hạn bằng các đường kẻPhạm vi đứng giao và nhận cầu khi đánh đơnPhạm vi đứng giao và nhận cầu khi đánh đôiCác luật giao cầu lông cơ bảnCác quy định về việc giao cầuLuật...