Contents
Mỗi bộ môn võ thuật đều có một hệ thống cấp bậc khác nhau nhằm đánh giá khả năng của học viên. Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về hệ thống phân cấp đai Karate.
Tin rằng trong Karate nói riêng và võ thuật nói chung, không cảm giác nào tuyệt hơn việc tiến bộ và lên cấp sau quá trình tập luyện vất vả. Hiểu rõ về hệ thống phân cấp bậc sẽ giúp bạn xác định hành trình tập luyện trước mắt, để qua đó nhanh chóng đạt được cấp bậc mình mong muốn.
Đai Karate có cấp bậc như thế nào?
Khi bắt đầu học Karate, bạn sẽ được xếp loại dựa trên hệ thống cấp. Karate có 10 cấp (tiếng Nhật gọi là “kyu”) trải dài từ 1 đến 10. Cấp 1 và cấp cao nhất và thấp dần đến cấp 10 (bạn sẽ bắt đầu ở đây).
Để phân biệt giữa các cấp với nhau, chúng ta thường dựa trên màu đai của người đó. Tuy nhiên, có một số màu đai nhất định được dùng chung cho nhiều cấp.
Hệ thống cấp không thay đổi và không dễ bị nhầm lẫn như hệ thống đai. Vậy nên, để chắc chắn, bạn có thể hỏi cấp của người tập bên cạnh việc nhìn màu đai để xác định cấp bậc của họ.
Phổ màu đai trong môn võ này
Đai Obi là một yếu tố không thể thiếu trong bộ trang phục Karate gi. Bởi hai tác dụng vô cùng quan trọng là cố định áo tập, đồng thời thể hiện cấp độ hiện tại của người tập. Hệ thống đai được chia theo màu sắc. Mỗi cấp độ sẽ tương ứng với một màu khác nhau.
Nghe tưởng chừng đơn giản, hệ thống đai lại là hệ thống dễ bị nhầm lẫn và gây nhiều băn khoăn cho các bạn mới bắt đầu tập. Hệ thống màu đai sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng lưu phái, từng võ đường hay từng đất nước. Hệ thống đai Karate phổ biến nhất tại Việt Nam sẽ được phân như sau:
- Đai Nâu (Brown): thể hiện cấp 1, 2, 3.
- Đai Xanh da trời đậm (Dark Blue): thể hiện cấp 4 và cấp 5.
- Xanh lá (Green): thể hiện cấp cấp 6.
- Đai Xanh da trời nhạt (Light Blue): thể hiện cấp 7.
- Vàng (Yellow): thể hiện cấp 8.
- Đai Trắng (White): thể hiện cấp 9 và cấp 10.
Hệ thống đai Karate tại Việt Nam sẽ bao gồm 6 màu chính
Bạn có biết không? Mỗi màu đai không phải lựa chọn một cách ngẫu nhiên mà từng màu đều có ý nghĩa đằng sau chúng. Có thể nói, các màu đai như thể hiện cho vòng tròn của cuộc sống. Khi tập Karate càng lâu, bạn sẽ càng thấy mình thay đổi, phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần rất nhiều và rõ rệt.
Đai Karate Nâu
Đây là gam màu tượng trưng cho sự khởi đầu của quá trình võ thuật. Học viên Karate đã sẵn sàng bắt đầu và chuẩn bị cho quá trình luyện tập, phát triển. Hình ảnh này tương tự như một chồi non đang nằm sâu dưới lớp đất màu mỡ, chuẩn bị vươn mình đón chào thế giới.
Xanh da trời đậm
Vươn mình lên khỏi mặt đất vào sáng sớm, cái cây bé nhỏ bắt gặp bầu trời vẫn đang yên giấc, cảnh vật xung quanh đều đắm chìm trong tông màu xanh da trời đậm.
Sau khi trải qua quá trình tập luyện cơ bản, người tập tuy còn bỡ ngỡ nhưng đai xanh chứng tỏ họ đã mở lòng để tiếp thu kiến thức mới, lắng nghe lời thầy dạy và không ngừng trau dồi kỹ năng Karate, kết hợp tinh thần nhiệt huyết.
Đai Karate xanh lá
Khi càng luyện tập, học viên Karate càng trở nên thuần thục và không ngừng hoàn thiện bản thân. Hình ảnh này được ví von như cái cây càng mọc càng lớn, càng mọc càng xanh.
Xanh da trời nhạt
Khi bắt đầu hoàn thiện các kỹ năng, người tập sẽ được công nhận và lên đai xanh da trời nhạt. Lúc này, bạn đã hoàn thành hơn nửa chặng đường trong cuộc hành trình.
Học viên đang tiến gần hơn đến những gì mình mong muốn. Vươn cao lên, hướng về phía bầu trời màu xanh nhạt là ý nghĩa đằng sau màu sắc này.
Các đai Karate – Đai vàng
Cao hơn cả bầu trời xanh là ánh mặt trời ấm áp, cây vươn cao hơn để đón lấy những tia nắng mặt trời, sưởi ấm và nuôi dưỡng từ gốc đến ngọn. Đai vàng sẽ được trao cho người tập khi đã gần kết thúc cuộc hành trình của mình. Lúc đó, bạn đã trưởng thành hơn và sẵn sàng cho những thử thách trước mặt.
Đai Karate trắng
Điểm đến cuối cùng của cuộc hành trình chinh phục 10 cấp là khi bạn nhận được đai trắng. Tuy nhiên, kết thúc của con đường này chỉ là sự khởi đầu cho một hành trình mới trong cuộc sống. Đối với Karate, những điều mới lạ ở đây chính là đẳng. Hệ thống phân cấp cao nhất trong Karate.
Hệ thống đẳng trong Karate là gì?
Khi kết thúc hệ thống cấp và nhận được đai trắng, bạn sẽ được thi lên đẳng (tiếng Nhật gọi là “dan”). Tương tự như tốt nghiệp THPT, bạn sẽ thi lên đại học.
Trong Karate, nếu thi đỗ, bạn sẽ được cấp đai Đen. Vậy nên, đai Đen Karate không thể hiện cho cấp mà thể hiện cho đẳng. Bạn hãy lưu ý điều này để tránh nhầm lẫn nhé.
Theo nhiều cách, đai Đen có thể coi là tượng trưng cho sự kết thúc. Khi mặt trời lặn, bóng tối bao trùm lấy mọi thứ. Học viên Karate đã hoàn thành việc chuyển đổi từ đai Nâu không có kỹ năng thành đai Đen, thuần thục và hoàn thiện.
Mặc dù đai Đen thể hiện sự thông thạo các nguyên tắc cơ bản của Karate. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là màu sắc này chứng tỏ bạn đã sẵn sàng chia sẻ kiến thức, trải nghiệm với người khác và tiếp tục phát triển, tìm kiếm con đường mới.
Lưu ý:
Hệ thống đẳng cũng được chia thành 10 cấp bậc khác nhau. Đẳng cao nhất là thập đẳng và thấp nhất là nhất đẳng. Các đẳng sẽ có tên gọi riêng, cụ thể từ thấp đến cao như sau:
- Đai Đen nhất đẳng
- Đen nhị đẳng
- Đai Đen tam đẳng
- Đai Đen tứ đẳng
- Màu đai Đen ngũ đẳng
- Đai Đen lục đẳng
- Đen thất đẳng
- Đai Đen bát đẳng
- Đen cửu đẳng
- Đai Đen thập đẳng
Bên cạnh đó, trên đai Karate cũng có có vạch màu trắng hoặc vàng để phân biệt thứ tự. Mỗi đẳng sẽ tương ứng với số lượng vạch trên đai, nhằm giúp người đối diện dễ xác định cấp độ của học viên.
Lời kết
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn cũng đã biết về “đẳng cấp” của mỗi người khi tham gia môn võ này thông qua màu sắc của đại rồi, đúng không nào? Chúc bạn nhanh chóng đạt được màu sắc đai mà mình mong muốn nhất khi luyện tập Karate nhé.