liên hệ với chúng tôi

tìm kiếm:

Chuyên trang phong cách và cuộc sống đàn ông

tìm kiếm:

Trang chủ / / Bài viết

04/12/2022

Nuốt tinh trùng có bị lây HIV không? Vì sao?

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on reddit
Share on pinterest

Quan hệ bằng miệng là hành vi quan hệ tình dục mang lại những trải nghiệm mới mẻ. Song nếu oral sex không an toàn, bạn có thể đối mặt với các nguy cơ lây nhiễm bệnh tình dục hoặc những vấn đề sức khỏe khác. Vậy quan hệ bằng miệng với người bị HIV mà lỡ nuốt tinh trùng có bị lây HIV không?

Nuốt tinh trùng có bị lây HIV không?

Lỡ nuốt tinh trùng có bị lây HIV không sau khi quan hệ bằng miệng với người nhiễm HIV? Câu trả lời là có nhưng tỷ lệ rất thấp!

Việc nuốt tinh trùng có chứa vi rút HIV không làm tăng nguy cơ lây truyền bệnh bởi sau khi nuốt tinh trùng, axit dạ dày của bạn sẽ phá hủy bất kỳ loại vi rút trong đó. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu cho thấy, vi rút HIV tồn tại trong tinh dịch của người bệnh. Nên khi bạn nuốt tinh trùng mà trong cổ họng, lưỡi hoặc miệng đang có các vết thương hở, vi rút sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, làm tăng khả năng bị lây nhiễm HIV. Ngoài ra, việc nuốt tinh trùng còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm khác như viêm gan B, mụn rộp sinh dục,…

Bạn không nên đánh răng ngay trước khi quan hệ tình dục bằng miệng, bởi vì thông thường việc đánh răng có thể gây chảy máu. Nếu bạn duy trì vệ sinh răng miệng tốt bằng cách đánh răng thường xuyên và thăm khám răng miệng định kỳ thì khả năng tinh dịch xâm nhập vào máu thông qua đường nướu là rất thấp.

Khi Anal sex, cả chàng và nàng đều thăng hoa, đạt nhiều khoái cảm hơn.

Nuốt tinh trùng có bị lây HIV không khi có sử dụng biện pháp bảo vệ

Nuốt tinh trùng có bị HIV không? Khả năng nuốt tinh trùng có bị lây HIV không còn tùy thuộc vào các tình huống khác nhau. Tỷ lệ lây nhiễm HIV sau khi nuốt tinh trùng là rất thấp nếu:

  • Có sử dụng PrEP: Nếu bạn có sử dụng thuốc kháng vi rút (ARV) để dự phòng lây nhiễm HIV ở người có nguy cơ cao chưa bị lây nhiễm thì không có gì phải lo lắng. Theo nghiên cứu, PrEP làm giảm nguy cơ nhiễm HIV qua đường tình dục tới 99%
  • Tải lượng vi rút không có: Nếu tải lượng vi rút trong tinh dịch không có thì bạn có thể yên tâm không bị lây HIV khi quan hệ bằng miệng
  • Dùng bao cao su hoặc tấm bảo vệ miệng: Tất nhiên đây là biện pháp an toàn bảo vệ bạn nên không có gì đáng ngại tình huống này. Nếu bao cao su bị thủng hay bị trượt thì khả năng rủi ro cũng rất thấp
  • Nếu chỉ là tiền xuất tinh (precum): Dịch của pre-cum không mang HIV và nguy cơ sẽ thấp hơn so với việc nuốt tinh dịch do pre-cum chỉ có lượng chất lỏng đơn thuần. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khả năng nhiễm HIV vẫn có nếu người thực hiện quan hệ bằng miệng bị thương ở nướu hay cổ họng bị loét.
  • Nếu nhổ tinh trùng mà không nuốt: Màng nhầy trong miệng càng ít tiếp xúc với tinh dịch có chứa HIV, khả năng vi rút truyền qua máu càng thấp. Việc nhổ tinh trùng sẽ giảm rủi ro nếu bạn nhanh chóng hạn chế tiếp xúc với nó
  • Nếu chỉ nuốt một lần: Mặc dù một lần cũng có khả năng bị lây nhiễm, nhưng tỷ lệ cũng rất thấp so với việc thường xuyên nuốt tinh dịch có chứa vi rút
  • Dùng thuốc kháng vi-rút sau đó (PEP): Post-exposure prophylaxis là sử dụng thuốc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm để giảm thiểu khả năng mắc bệnh. PEP có hiệu quả cao trong việc giảm nguy cơ nhiễm HIV từ các hoạt động quan hệ tình dục. Bạn nên sử dụng trong vòng 72 giờ sau khi sau khi tiếp xúc.

Các phương pháp ngăn ngừa

Để đảm bảo an toàn sức khỏe tình dục, bạn và đối tác có thể cởi mở và bàn luận với nhau để có những phương pháp quan hệ tình dục an toàn như:

Sử dụng bao cao su và các phương pháp bảo vệ khác

Việc sử dụng bao cao su và các biện pháp bảo vệ khác như màn chắn miệng,… luôn cần được ưu tiên để không chỉ bảo vệ bạn khỏi nhiễm HIV mà còn phòng ngừa những bệnh truyền nhiễm tình dục STDs khác như sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, giang mai,…

Sử dụng thuốc kháng sinh ART, PrEP và PEP

Có một số loại thuốc để giúp ngăn ngừa truyền nhiễm HIV mà bạn có thể tham khảo như:

  • ART: Người nhiễm HIV có thể điều trị bằng thuốc kháng vi -rút, hoặc ART, để giúp họ giữ sức khỏe và ngăn ngừa lây truyền HIV. Hầu hết những người dùng theo thuốc kê đơn của bác sĩ có thể giúp giảm tải lượng vi rút của họ xuống mức không thể phát hiện.
  • PrEP: Đây là loại thuốc mà người âm tính với HIV có thể giảm nguy cơ nhiễm HIV lên tới 99%
  • PEP: Cơ chế hoạt động của thuốc có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm HIV sau khi cơ thể tiếp xúc các yếu tố với người bệnh trong vòng 72 giờ.

Giữ vệ sinh răng miệng

Các vết thương hở hay vết lở loét trong miệng có thể dẫn đến nhiễm HIV qua đường máu. Vì vậy bạn nên thực hành vệ sinh răng miệng hằng ngày và tránh đánh răng mạnh có thể khiến nướu của bạn bị chảy máu.

Hạn chế nuốt tinh trùng

Bạn có thể quan hệ bằng miệng và nhổ ra thay vì nuốt tinh trùng để giảm tỷ lệ khả năng bị nhiễm HIV.

Thường xuyên kiểm tra STIs

Các bệnh lây qua đường tình dục STIs cũng có thể làm tăng khả năng lây nhiễm. Vì vậy bạn và đối tác nên được kiểm tra thường xuyên các bệnh STIs. Để được phát hiện sớm, điều trị STIs kịp thời và có thể giảm nguy cơ biến chứng sau này.

Nếu lỡ mang thai thì có truyền HIV cho em bé?

Nếu bạn lỡ mang thai khi quan hệ với người nhiễm HIV, em bé vẫn có thể bị ảnh hưởng, nhưng các phương pháp điều trị có thể làm giảm nguy cơ truyền nhiễm HIV cho em bé xuống dưới 1 % (theo nghiên cứu)

Bạn có thể thăm khám và tư vấn với bác sĩ để sử dụng thuốc ART phòng ngừa HIV trong quá trình mang thai và sinh nở, cũng như thuốc HIV trong 4 đến 6 tuần sau khi sinh.

Lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho chính mình, bạn hãy nên dùng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục và đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ biểu hiện khác thường nào. Hy vọng bạn đọc đã có câu trả lời cho mình liệu nuốt tinh trùng có bị lây HIV không vì sức khỏe tình dục bản thân và đối tác!

Dùng thuốc kháng virus ARV (viết tắt của Anti Retrovirus Drug) là giải pháp hữu hiệu giúp bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS sống lâu và khỏe mạnh hơn. Bên cạnh lợi ích vừa đề cập, người nhiễm HIV cũng có thể gặp phải những tác dụng phụ khi dùng ARV trong quá trình điều trị.

ARV có tác dụng ức chế sự phát triển của virus HIV trong cơ thể. Từ đó giúp cải thiện chức năng miễn dịch, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Tuy có hiệu quả cao nhưng nhóm thuốc này vẫn có thể gây ra những tác dụng bất lợi mà người dùng nên biết để có cách khắc phục hiệu quả.

Thuốc ARV là gì?

Trước khi tìm hiểu về các tác dụng phụ khi dùng ARV, bạn cần hiểu đây là nhóm gồm nhiều loại thuốc khác nhau có khả năng ức chế sự phát triển của virus HIV. Thuốc được sử dụng rộng rãi trong điều trị lẫn dự phòng lây nhiễm HIV.

Nhóm thuốc ARV không có tác dụng chữa khỏi hoàn toàn HIV mà chỉ cản trở sự lây lan virus giữa các tế bào, phòng ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn AIDS (nhiễm HIV tiến triển). Một số thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay gồm có: Lamivudine, Tenofovir, Raltegravir, Dolutegravir…

Các tác dụng phụ khi dùng ARV

Trong quá trình điều trị bằng ARV, bệnh nhân có thể gặp phải những tác dụng phụ (ngắn hạn hoặc lâu dài) do thuốc gây ra. Dưới đây là các tác dụng phụ của thuốc ARV thường gây ra.

1. Tác dụng phụ ngắn hạn của thuốc ARV

Theo giới chuyên gia, người mới bắt đầu điều trị rất dễ gặp phải những tác dụng phụ khi dùng ARV. Các phản ứng không mong muốn này thường kéo dài vài tuần rồi biến mất khi cơ thể thích nghi với thuốc, bao gồm:

Buồn nôn

Tình trạng này có thể gặp ở những phác đồ điều trị sử dụng các thuốc như Zidovudine (viết tắt là ZDV), Abacavir (ABC), Didanosine (ddI), Tenofovir (TDF), Stavudine (d4T), Ritonavir (RTV), Indinavir (IDV), Saquinavir (SQV), Lopinavir (LPV)

Đau đầu

Đây cũng là tác dụng phụ khi dùng ARV thường gặp. Đặc biệt khi người bệnh dùng các loại thuốc Lamivudine (3TC), ZDV, IDV, SQV, LPV

Tiêu chảy

Tiêu chảy do dùng thuốc ARV khá phổ biến trên nhiều bệnh nhân mới bắt đầu điều trị với các thuốc trong nhóm ức chế men Protease như RTV, TDF, SQV, LPV.

Nổi ban đỏ, mẩn ngứa thể nhẹ

Tình trạng này hay bắt gặp khi dùng các thuốc ABC, 3TC , ddI, LPV. Hội ứng Stevens Johnson và Lyell (tình trạng dị ứng nặng) đe dọa đến tính mạng là tác dụng phụ khi dùng ARV chẳng hạn như Nevirapine (NVP) hay Efavirenz (EFV).

Ngoài những phản ứng phụ vừa liệt kê, người bệnh cũng có thể bị sốt, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ hoặc đau nhức cơ thể khi sử dụng nhóm thuốc kháng virus. Tuy đây chỉ là những tác dụng phụ diễn ra trong thời gian ngắn của thuốc ARV và có thể chấm dứt sau một thời gian, nhưng một vài triệu chứng như phát ban hoặc sốt có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một vấn đề nghiêm trọng hơn. Vì thế, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan mà hãy tham vấn ý kiến bác sĩ để có hướng can thiệp kịp thời.

Tác dụng phụ khi dùng ARV lâu dài

Một vài tác dụng không mong muốn nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện sau một khoảng thời gian điều trị với ARV, đó là:

  • Loãng xương: Ngoài vai trò kìm hãm sự phát triển của virus, nhóm thuốc ARV còn làm tăng hoạt động của tế bào hủy xương đồng thời ức chế quá trình tạo xương từ đó dẫn đến nguy cơ loãng xương.
  • Tăng lipid huyết: Đây là một trong những tác dụng phụ khi dùng ARV có thể phát triển theo thời gian. Để biết chính xác người bệnh bị tăng cholesterol hay triglyceride máu, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện xét nghiệm máu
  • Rối loạn phân bố mỡ: Là hiện tượng mất chất béo (teo mỡ) hoặc sự chuyển dịch và lưu trữ của chất béo ở những nơi bất thường chẳng hạn như trên tim, gan, trong máu hoặc tích tụ dưới dạng mỡ nội tạng xung quanh bụng hoặc các khu vực khác gây ảnh hưởng đến chức năng của những cơ quan này
  • Tích tụ acid lactic trong máu: Đây cũng là tác dụng phụ khi dùng ARV lâu dài đáng quan tâm. Nó là tình trạng tích tụ acid lactic thừa trong máu với các biểu hiện đặc trưng gồm thở nhanh, buồn nôn, nôn, đau dạ dày, hơi thở có mùi mồ hôi. Nếu thấy có những triệu chứng bất thường này, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và xử lý kịp thời
  • Thiếu máu: Thường gặp khi sử dụng một số thuốc ARV sau một thời gian dài. Nguyên nhân là vì những thuốc này gây ức chế tủy xương làm giảm sinh hồng cầu gây ra chứng thiếu máu
  • Bệnh gan: Bệnh gan do tác dụng phụ của thuốc ARV thường có các biểu hiện như đau bụng, nước tiểu sẫm màu, vàng da, phân có màu sáng hoặc màu đất sét. Nếu xét nghiệm cho thấy có sự tăng men gan cao hơn 5 lần so với bình thường, người bệnh bắt buộc phải ngừng thuốc.

Gel bôi trơn giúp bạn thăng hoa hơn khi Anal sex.

Gợi ý hướng xử lý các tác dụng phụ của thuốc ARV

Vậy là bạn đã rõ những tác dụng phụ khi dùng ARV. Trường hợp nếu là tác dụng phụ lâu dài và có triệu chứng cảnh báo rõ rệt, bạn hãy đến cơ sở y tế gần nhất hoặc liên lạc trực tiếp với bác sĩ điều trị để được tư vấn và có điều chỉnh phác đồ điều trị cho phù hợp. Với những trường hợp còn lại hướng giải quyết được gợi ý bao gồm:

  • Dùng thuốc trong bữa ăn để hạn chế cơn buồn nôn. Tuy nhiên, cách này lại không hiệu quả đối với IDV và ddl vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự hấp thu và chuyển hóa của thuốc.
  • Uống thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol để giảm bớt cơn đau đầu hoặc đau nhức cơ thể
  • Với tác dụng phụ khi dùng ARV là tiêu chảy, tùy theo mức độ tiêu chảy như thế nào mà sẽ có hướng xử lý khác nhau. Song nguyên tắc quan trọng vẫn phải thực hiện là bù nước và điện giải hoặc truyền dịch khi bị tiêu chảy nặng
  • Tình trạng rối loạn giấc ngủ thường không kéo dài, người bệnh có thể dùng các loại thực phẩm/ bài tập hỗ trợ để có thể ngủ ngon hơn
  • Với tác dụng phụ khi dùng thuốc ARV là nổi ban đỏ, mẩn ngứa nhẹ thì có thể dùng thuốc kháng Histamin để khắc phục. Nhưng với trường hợp nặng hơn thì phải ngừng sử dụng thuốc và điều trị tích cực tại các cơ sở y tế đủ điều kiện.
  • Với trường hợp bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ khi dùng ARV là loãng xương thì cần theo dõi chặt chẽ mật độ xương, đồng thời thiết lập một chế độ ăn uống giàu canxi và vitamin D giúp tăng cường sức khỏe cho xương khớp
Bất cứ khi nào thấy những phản ứng bất thường khi dùng thuốc chữa bệnh, bạn cần phải nhanh chóng tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý phù hợp!

Kết luận

Vừa rồi là những chia sẻ liên quan đến chủ đề tác dụng phụ khi dùng ARV đối với người bệnh HIV. Ngoài việc áp dụng các biện pháp xử lý khi gặp phản ứng phụ do thuốc gây ra, bệnh nhân cũng cần tuân thủ việc dùng thuốc đúng liều, đúng giờ và đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ để nâng cao hiệu quả điều trị.

Fiesta Thăng Hoa Cảm Xúc

Tin được quan tâm

Cách cải thiện rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai

ContentsVì sao chị em lại bị rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai?Cơ chế tránh thai của thuốcThay đổi liều lượng canxi trong cơ thểKhả năng thích ứng của cơ thểRối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai có sao không?Tình trạng rối loạn...

Cách chữa rối loạn kinh nguyệt bằng tinh dầu hoa anh thảo

ContentsCông dụng của tinh dầu hoa anh thảo với chu kỳ kinh nguyệtCách chữa rối loạn kinh nguyệt bằng tinh dầu hoa anh thảoMassageHương liệuTắmUốngRối loạn kinh nguyệt uống tinh dầu hoa anh thảo vào lúc nào?Một số lưu ý khi chữa kinh nguyệt không đều bằng tinh dầu hoa...

Những nguyên nhân làm thuốc tránh thai hàng ngày mất tác dụng

ContentsNguyên nhân thuốc tránh thai hàng ngày mất tác dụng do uống không đều đặnUống không đúng giờUống cùng lúc với các loại thuốc khácUống thuốc tránh thai cùng với thảo dượcBị nôn mửa khi uống thuốc tránh thaiBảo quản thuốc sai cáchQuan hệ không an toàn ngay sau...

Dương vật không cương vào sáng sớm có sao không?

ContentsVì sao dương vật cương cứng vào buổi sáng sớm? Tại sao dương vật không cương vào sáng sớm? Khi nào nên tới gặp bác sĩ để thăm khám?Nên làm gì khi dương vật không cương vào sáng sớm?Luyện tập thể thao để tăng cường sự dẻo dai của cơ thểThay...

Điểm danh các biện pháp tránh thai mới nhất cho nam giới

ContentsNguyên tắc tránh thai ở cả nam và nữBiện pháp tránh thai cho nam tạm thờiBao cao suXuất tinh ngoàiQuan hệ bên ngoàiBiện pháp tránh thai cho nam vĩnh viễnLưu ý khi sử dụng các biện pháp tránh thai cho namVới biện pháp sử dụng bao cao suVới biện...

Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng bao cao su cho nam giới

ContentsMột số lưu ý khi sử dụng bao cao suNênKhông nênHướng dẫn sử dụng bao cao su đúng cáchMột số câu hỏi liên quanCó phải lồng 2 bao cao su vào nhau là tăng gấp đôi an toàn không?Tỉ lệ an toàn khi sử dụng bao cao su là...