liên hệ với chúng tôi

tìm kiếm:

Chuyên trang phong cách và cuộc sống đàn ông

tìm kiếm:

Trang chủ / / Bài viết

10/05/2021

Những sai lầm của người quản lý khiến nhiều nhân viên nghỉ việc

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on reddit
Share on pinterest

Hẳn chúng ta đã quá quen với việc lãnh đạo chỉ ra những mặt yếu kém trong thái độ, kỹ năng làm việc của nhân viên và đưa ra quyết định sa thải, nhưng rồi bạn cũng sẽ nhận ra một thực trạng khác trong môi trường công sở: những sai lầm của người quản lý cứ than phiền vì những nhân viên giỏi cứ lần lượt ra đi. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

1. Những sai lầm của người quản lý – Người quản lý “vắt chày” nhân viên

Nghe quen chứ? Đây là một sai lầm thường xảy ra với rất nhiều công ty và không gì khiến nhân viên “rụng” khỏi công ty sớm hơn việc bắt họ làm việc cật lực và liên tục. Nhân viên giỏi được sếp trọng dụng, sếp trọng dụng sẽ giao nhiều việc, nhiều việc thì áp lực càng lớn, mong đợi của sếp càng nhiều. Kết quả, nhân viên cảm thấy dường như họ đang bị “trừng phạt” bởi hiệu suất làm việc tuyệt vời của mình. Đừng bao giờ “trăm dâu đổ đầu tằm”, vì khi tới một giới hạn thì nhân viên đó sẽ rời khỏi môi trường làm việc kiểu này.

 

Những sai lầm của người quản lý - Người quản lý “vắt chày” nhân viên
Những sai lầm của người quản lý – Người quản lý “vắt chày” nhân viên

Một nghiên cứu mới từ Đại học Stanford chỉ ra rằng hiệu suất công việc mỗi giờ thuyên giảm rõ rệt khi một tuần làm việc vượt quá 50 tiếng, và giảm mạnh hơn thế sau giờ thứ 55. Điều này khiến nhân viên không thể tạo ra năng suất hiệu quả gì trong công việc.

Những nhân viên có tài vẫn sẽ giải quyết được một khối lượng công việc lớn, với điều kiện tình trạng quá tải này chỉ đôi khi diễn ra còn tình trạng quá tải liên tục chỉ khiến họ rời đi. Nếu phải “đẩy” khối lượng công việc lên thì phải đi kèm sự thăng chức, tăng lương. Còn nếu bạn “đè” những người làm công chỉ bởi vì họ có tài hay làm việc hiệu quả thì không sớm thì muộn họ cũng sẽ tìm một công việc khác tương xứng với công sức họ bỏ ra.

2. Không nhìn nhận những đóng góp và khen thưởng cho nhân viên

Chắc không cần phải nói quá nhiều về vấn đề này. Những người quản lý cần phải thường xuyên nói chuyện và thấu hiểu nhân viên. Điều đó giúp quản lý cách khiến họ cảm thấy được trân trọng. Với một số người, đó là tăng lương hay là sự khen ngợi công khai,… Chỉ với một chút tinh ý, vấn đề này sẽ được giải quyết hiệu quả, tất nhiên sẽ đi kèm hiệu suất công việc cao mà nhân viên mang lại.

3. Người quản lý không quan tâm đến nhân viên

Lý do chính để nghỉ việc là bởi mối quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên có vấn đề. Một môi trường công sở tuyệt vời là nơi có những người quản lý biết cách cân bằng giữa tính chuyện nghiệp của công việc và những vấn đề cá nhân với nhân viên.

 

Đó là những người sếp ăn mừng chung với thành công, đồng

Người quản lý không quan tâm đến nhân viên
Người quản lý không quan tâm đến nhân viên

cảm với nhân viên. Sát cánh cùng nhân viên trong những giai đoạn khó khan, hỏi han nhân viên. Đồng thời phải biết thử thách nhân viên đúng lúci. Thật không dễ, bởi vì đó là một kỹ năng mà phải dành nhiều thời gian để học hỏi.

4. Những sai lầm của người quản lý- Không giữ lời hứa

Không chỉ trong công việc. uy tín luôn là điều tiên quyến khiến mọi người tôn trọng bạn. Việc giữ đúng lời hứa khiến vị thế của bạn tăng cao trong mắt nhân viên. Vì bạn chứng mình được mình là một người đánh tin và đầy tự trọng. Đây cũng chính là hai giá trị tối quan trọng của của một người lãnh đạo. Nhưng, một khi bạn phá vỡ lời hứa thì coi như “Game over”. Các nhân viên có thể trông mong gì từ một người sếp không giữ lời?

5. Họ chiêu mộ và đề bạt sai người

Những nhân viên có tài luôn thích được làm việc cùng những người sếp cùng chí hướng, cùng quan điểm. Nếu người quản lý không tuyển dụng một cách nghiêm túc để tìm ra những người có năng lực và đúng với chuyên môn thì sẽ gây nên tình trạng ách tắc công việc.

Đề bạt sai người thì càng tệ hơn. Thử tưởng tượng cảm giác bạn làm việc “lên bờ xuống ruộng” để được công nhận, thế mà cuối cùng phải ấm ức nhìn sếp dành sự khen ngợi hay đề bạt cho một người nào đó không xứng đáng mà xem? Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy không trân trọng công sức mình đã bỏ ra. Vậy thì còn lý do gì để luyến lưu một người không tôn trọng bạn?

6. Người quản lý không để nhân viên theo đuổi đam mê

Thường thì, nhân viên giỏi sẽ là người có nhiều đam mê và nhiệt huyết. Việc sếp tạo điều kiện và cơ hội cho họ làm những mảng sở trường hoặc theo đuổi đam mê sẽ thúc đẩy hiệu suất công việc cũng như sự thoả mãn nghề nghiệp. Việc này tốt cả cho họ lẫn công ty.

Lý do của người quản lý đưa ra là, họ sợ hiệu quả công việc chính của nhân viên giảm nếu cho họ tự do mở rộng trọng tâm công việc và theo đuổi quá nhiều đam mê. Nhưng đây là một nỗi sợ vô căn cứ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người có thể theo đuổi đam mê trong công việc sẽ cảm và làm việc thăng hoa gấp 5 lần trong công việc. Khi họ đã được thoã mãn thì sẽ tận hiến nhiều hơn cho các sếp.

7. Họ thất bại trong việc phát triển kỹ năng nhân viên

Khi bị chất vấn về việc không sát sao trong việc quản lý những thuộc cấp, các lý do thường được người quản lý đưa ra là họ tin tưởng nhân viên. Họ quyết định cho nhân viên toàn quyền quyết định công việc. Những lý do đó nghe thì có vẻ hợp lý nhưng đó chỉ là lời bao biện vô trách nhiệm. Một quản lý tốt luôn biết cách giám sát, dù nhân viên họ giỏi hay có tài như thế nào. Không cần luôn theo sát mà là kỹ năng để ý, lắng nghe và phản hồi của nhân viên.

Họ thất bại trong việc phát triển kỹ năng nhân viên
Họ thất bại trong việc phát triển kỹ năng nhân viên

Các nhà quản lý có thể giữ chân được các nhân viên có tài hay không tuỳ thuộc vào việc họ có thể liên tục tìm kiếm những khía cạnh trong công việc mà họ có thể phát triển để mở rộng kỹ năng cho nhân viên hay không. Những nhân viên giỏi luôn muốn nghe phản hồi hơn những nhân viên có năng lực thấp. Họ muốn bản thân luôn không ngừng phát triển và đó cũng chính là động lực thúc đẩy các nhà quản lý luôn không ngừng phát triển. Nếu không, những nhân viên này sẽ tìm đến những người sếp xuất sắc hơn.

8. Những sai lầm của người quản lý – Người quản lý an phận, không sáng tạo

Những nhân viên có tài luôn tìm cách cải thiện mọi thứ trong công việc. Nếu sếp là người an phận, thì cũng lấy đi khả năng sáng tạo và phát triển của nhân viên. Điều này sẽ khiến nhân viên chán ghét công việc hiện tại. Đó là nguyên nhân họ sẽ tìm một chân trời mới để họ thoả sức vùng vẫy.

Kết luận

Nếu một người quản lý muốn giữ nhân tài thì phải nghĩ kỹ lưỡng về cách đối xử với họ. Không chỉ vấn đề lương bổng, mà việc người sếp là nhân tố quan trọng với lòng trung thành.

Fiesta Thăng Hoa Cảm Xúc

Tin được quan tâm

Kích dục nghĩa là như thế nào và sử dụng có hại không?

ContentsKích dục nghiã là gì?Thuốc kích dục có nguy hiểm đến cơ thể con người nhiều không?Sử dụng thuốc kích dục có hại cho cơ thể không?Những loại thuốc kích dục phổ biến trên thị trường hiện nayĐiểm qua một vài thuốc kích dục cho nữ giới:Điểm qua một...

Cháy hết mình với Fiesta tại nhạc hội Ravolution

ContentsĐại nhạc hội cho người trẻDàn DJ khuấy động không khí Sau chuỗi hoạt động hâm nóng tại các quán bar, club, đại nhạc hội EDM Ravolution Music Festival 2022 chính thức khởi động mùa hè, mang đến không khí bùng nổ cho tín đồ âm nhạc. Sức nóng...

Quả sơ ri là gì? Thành phần dinh dưỡng như thế nào?

ContentsQuả sơ ri là gì?Trong quả sơ ri có dinh dưỡng như thế nào?Lợi ích mà quả sơ ri là gì?Tăng cường hệ miễn dịchGiúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa và thúc đẩy trao đổi chấtCó thể giúp bảo vệ hoạt động của nãoGiúp bảo vệ da và...

Bài tập giúp tăng cân tại nhà đơn giản dành cho nam giới

Contents1. Những bài tập giúp tăng cân tại nhà – Hít đất2. Bài tập giúp tăng cân tại nhà – hít xà đơn3. Squat4. Bài tập giúp tăng cân tại nhà – Lunge5. Bài tập đẩy tạ đơn6. Những lưu ý về dinh dưỡng và lối sống Những bài...