Contents
Cuộc sống vốn là những chuỗi ngày cố gắng làm việc cho đúng deadline. Và làm sao để biết được đâu là việc cần ưu tiên? Phải cân bằng tất cả mọi công việc như thế nào? Và quan trọng nhất, nếu chẳng may bị stress, đâu là cách vừa giúp giải tỏa những lo âu, vừa tiếp tục làm việc đúng tiến độ cho kịp thời gian? Cụ thể hơn, hãy cùng tham khảo ý kiến của Vanessa Kensing về 5 cách giúp giải tỏa stress hiệu quả ngay sau nhé!
1. Giải tỏa stress hiệu quả khi tìm sự cân bằng trong tâm hồn

“Làm những việc giúp cân bằng trí óc và cơ thể là điều vô cùng quan trọng,” Kensing nói. Hãy suy nghĩ về những hoạt động giúp bạn cảm thấy thoải mái và tịnh tâm; sau đó kết hợp chúng xen kẽ vào lịch trình làm việc hằng ngày. Chúng ta rất dễ bị cuốn vào guồng quay của việc phải theo kịp tiến độ deadline. Chính vì thế, bạn cần những hoạt động giúp giải tỏa stress do áp lực công việc mang lại để phục hồi sức khỏe tinh thần. Theo Kensing, việc chăm sóc bản thân thực chất rất đơn giản; đơn cử như “nhắn tin cho một người bạn thân thiết hoặc xem một tập phim của chương trình bạn yêu thích vào cuối ngày làm việc.”
2. Chăm sóc bản thân không có nghĩa là phải làm những điều “lớn lao”
Chúng ta hiện đang sống trong thời đại vấn đề sức khỏe tinh thần đang được lưu tâm hơn bao giờ hết. Chăm sóc bản thân không có nghĩa là phải làm những việc “siêu lớn” hoặc “siêu đắt”.
“Chúng ta thường nghĩ việc chăm sóc bản thân bao gồm nhiều hoạt động khác nhau; tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta có thể thực hiện điều này bằng những việc đơn giản như tự độc thoại nội tâm hay hít thở sâu,” Kensing chia sẻ. “Hãy hồi tưởng lại những thành tựu bạn đã đạt được – điều đó chắc chắn sẽ giúp bạn giải tỏa cơn stress cũng như bớt căng thẳng hơn rất nhiều đấy.”
3. Lưu ý đến cách cơ thể bạn phản ứng khi bị stress
Trước các cuộc khủng hoảng tinh thần, cơ thể bạn luôn có những phản ứng nhất định. Theo Kensing, hoảng loạn khiến công cuộc giải quyết vấn đề khó khăn hơn rất nhiều. Chính vì thế, việc lưu ý đến các dấu hiệu ấy có thể giúp bạn nhận biết được vấn đề sớm hơn. Từ đó bạn có thể tránh các trường hợp xấu nhất.

“Nếu bạn cảm thấy lồng ngực đang căng cứng, hãy thử hít thở sâu. Bạn có thể đặt tay lên tim hoặc dạ dày để cảm nhận được sự căng thẳng rõ hơn,” Kensing nói. Nhận thức được những dấu hiệu này trên cơ thể và tìm cách giải quyết chính là cách giúp chúng ta giải tỏa stress triệt để; tránh rơi vào thế bị động.
4. Giải tỏa stress hiệu quả khi tìm một người bạn tâm sự
Việc kìm nén, che giấu cảm xúc tiêu cực chưa bao giờ là một điều tốt cả. Nếu có thể, hãy bộc lộ cảm xúc của bạn với những người thật sự đáng tin tưởng. Nếu không thể, hãy thử gọi điện cho gia đình bạn hoặc những người thân quen.
Theo Kensing, chúng ta không nhất thiết phải tìm thấy những câu trả lời cho vấn đề ta đang gặp phải để cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Chỉ cần người khác lắng nghe về những nỗi bất an của ta. Đấy cũng đã là cách giúp bạn giải tỏa stress hơn rất nhiều rồi. Căng thẳng cũng chỉ là một cảm xúc cá nhân của con người. Đôi lúc bị choáng ngợp không có nghĩa bạn là kẻ yếu đuối, không được việc.
5. “Tự thưởng” cho bản thân trước và sau công việc
Khi “chạy” deadline hoặc gặp phải những công việc căng thẳng, Kensing khuyến cáo chúng ta nên sử dụng “phương pháp sandwich”. Cụ thể, bạn sẽ có những hoạt động tự thưởng” sau khi hoàn thành công việc. Ví dụ, bạn có thể tập yoga, đi mát-xa, thư giãn cùng hội bạn hoặc xem một bộ phim hài hước trước và sau chuỗi ngày làm việc căng thẳng.

Mục đích của việc này chính là để chúng ta cảm thấy thoải mái, bình tâm hơn. Đồng thời, lên kết hoạch cho những chuyến vui chơi ngay sau đó sẽ tạo động lực hơn; giúp giải tỏa stress và áp lực đang gặp phải.