Contents
Nỗi ám ảnh cùng cơ chế hoảng loạn vì “deadline” được miêu tả bằng một từ tiếng Đức: “Torschlusspanick”. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng này để kể ra thì vô vàn, từ những điều nhỏ nhặt nhất như một lịch làm việc cuối tuần quá dày đặc, hay khi cấp trên đột ngột ghé phòng làm việc của bạn bàn chuyện công viêc trong khi bản thân chỉ còn không tới một giờ để chuẩn bị cho một cuộc họp quan trọng. Bạn nên cải thiện tình trạng tâm lý về nỗi ám ảnh dealine như thế nào, những cách chạy deadline khoa học và hiệu quả nhất là gì?
A. Khi chỉ còn 1 tiếng trước deadline
Nếu bạn chỉ còn 60 phút để viết xong một bài báo cáo, trả lời những email khẩn cấp từ khách hàng, đồng thời phân công lịch luyện tập trong tuần cho clb thể thao thì chắc hẳn số đông sẽ nghĩ làm cả ba việc cùng một lúc là phương án khả thi nhất khi phải chạy đua với thời gian. Nhưng khoa học chứng minh điều ngược lại mới là đúng. Việc làm quá nhiều việc cùng một lúc làm giảm khả năng tập trung, gia tăng những căng thẳng và khiến công việc bị trì trệ, tốn nhiều thời gian hơn. Vì vậy, hãy giữ mọi việc được đơn giản, theo tiến sĩ – giáo sự Jordan Etkin của Duke University’s Fuqua School of Business.

Chạy deadline như thế nào khi bạn chỉ còn có 60 phút:
1. Hệ thống lại to-do list cá nhân. Những người thành công luôn có một tiêu chuẩn cao cho những gì họ ưu tiên. “Xem xét kỹ, tìm ra những việc thật sự quan trọng và tập trung vô hoàn thành chúng cho tốt.”
2. Thay đổi góc nhìn thời gian. Nghiên cứu của Đại học Duke chỉ ra rằng, khi các học sinh nghĩ rằng có 60 phút cho bài kiểm tra (thay vì 1 giờ), họ trở nên năng suất hơn bình thường.
3. Hãy hít sâu thở ra 10 lần. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng hít thở sâu sẽ hỗ trợ kích hoat hệ thống thần kinh cá nhân, giúp giảm thiểu cơn căng thẳng, giúp tăng cường sự tập trung để hoàn thành công việc một cách tốt hơn.
B. Khi bạn còn một ngày trước deadline
Giờ thì bạn 24 tiếng trước khi nỗi ám ảnh deadline lại ập đến. Một mẹo nhỏ dành cho bạn đó là hãy dừng việc tỏ ra bận rộn lại. Văn hóa làm việc chuẩn mực hướng đến sự hiệu quả lao động. Vì vậy, mặc dù làm việc xuyên trưa khiến chúng ta cảm giác hiệu suất lao động cao hơn, đồng thời cũng bớt tội lỗi hơn, trên thực tế, việc làm việc không ngừng sẽ gây ảnh hưởng tới hiệu quả công việc nhiều hơn chúng ta nghĩ.
Cách chạy deadline trong trường hợp B
1. Làm việc trong khoảng 90 phút. “Con người không được sinh ra để làm việc một cách liên tục,” Andrew Deutscher, giám đốc điều hành công ty tư vấn Energy Project chia sẻ. Vì vậy, hãy nghỉ giải lao một chút sau mỗi 90 phút làm việc. Những người làm việc theo cách này có 28% mức độ tập trung cao hơn so với người làm việc liên tục hoặc nghỉ ít.
2. Môi trường làm việc cũng là một yếu tố quan trọng. Hãy chọn một khung cảnh thiên nhiên yên bình. Khi một nhóm sinh viên được ngắm đồng cỏ từ sân thượng trong vòng 40s. Sự tập trung của họ trở nên cao độ hơn, sự chính xác trong công việc cũng từ đó mà tăng theo.
3. Biết nên chú tâm vào những công việc nào. Hãy phân ra làm 4 nhóm: công việc khẩn cấp và quan trọng; công việc khẩn cấp nhưng không quan trọng bằng; công việc quan trọng nhưng không khẩn cấp và công việc không khẩn cấp cũng chẳng quan trọng. Từ đó, sử dụng nó để xác định thứ tự ưu tiên công việc trong ngày.

C. Khi deadline của bạn có đến tận vài tháng, một năm hay vài năm
Thoạt nghe thì có vẻ buồn cười, tại sao một năm hay thậm chí vài năm lại được coi là một nỗi lo đúng không? Điều này thực chất đề cập tới những mối bận tâm lớn hơn của con người. Điển hình như sự nghiệp, việc lập gia đình hay những mục tiêu ngắn/dài hạn đã được hoạch định sẵn.
Trên thực tế, đây là một nỗi ám ảnh mang nhiều những áp lực và gây ảnh hưởng tới tâm lý con người nhiều hơn so với những sự khủng hoảng nhất thời vì có quá nhiều việc phải làm. Đây chính là hội chứng lo âu đến từ việc lo sợ bản thân không được như kỳ vọng. Cùng với việc bạn chẳng còn mấy thời gian để đạt được mục tiêu nữa.

Cách chạy deadline trong trường hợp C
Nếu như bạn đang phải trải qua điều này, hãy hít thở sâu và:
1. Đặt cho bản thân những câu hỏi lớn hơn. Không phải là kiểu câu hỏi làm sao để nhất định phải hoàn thành nó, mà là tại sao bạn phải thực hiện tất cả những mục tiêu bạn đã đề ra cho bản thân. Đó là lời khuyên tiến sĩ Raj Raghunathan dành cho những ai đang trải qua nỗi ám ảnh deadline này. Thay vì cố định giá cuộc sống bằng những bằng cấp, chức danh, hãy nghĩ về việc sống ý nghĩa là như thế nào.
2. Hãy đi nhiều hơn. Những người tích cực gặp bạn bè hơn một lần mỗi tuần có xu hướng thỏa mãn với cuộc sống của mình hơn tới 27 phần trăm so với người có ít bạn bè hoặc chỉ gặp họ vài lần trong năm.
3. Đừng suy nghĩ quá nhiều. Hối tiếc về các vấn đề có thể làm cũng là một nguyên nhân lớn dẫn đến Torschlusspanik. Vì vậy, hãy ngừng lãng phí thêm thời gian vào những câu “lỡ như” hay “nếu mà”,…và hãy cứ lao vào làm đi. Sau cùng thì dù cơ hội đang dần khép lại, nhưng thời gian vẫn còn mà đúng không.