liên hệ với chúng tôi

tìm kiếm:

Chuyên trang phong cách và cuộc sống đàn ông

tìm kiếm:

Trang chủ / / Bài viết

13/06/2021

Hormone DHT: Nguyên nhân gây ra hói đầu ở nam giới

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on reddit
Share on pinterest
Hormone DHT thuộc nhóm androgen, một hormone sinh dục ở nam giới. Nghiên cứu cho thấy nồng độ DHT cao có liên quan đến chứng rụng tóc gây hói đầu ở nam giới.

Các yếu tố nội tiết tố (hormone) dường như cũng góp phần gây ra rụng tóc kiểu hói ở nam giới (male pattern hair loss) hay còn gọi là rụng tóc androgen. Trong đó, hormone có liên quan đặc biệt đến tình trạng trên có tên gọi dihydrotestosterone (DHT).

Rụng tóc gây hói đầu đã ảnh hưởng đến khoảng 50% nam giới trên 50 tuổi, tính trên toàn thế giới.

Hormone DHT cũng có liên quan đến chứng rụng tóc ở phụ nữ, nhưng bài viết sau đây sẽ chỉ tập trung vào chứng hói đầu ở nam giới.

1. Hormone DHT là gì?

DHT là một hormone sinh dục có cấu trúc steroid, được sản xuất từ tuyến sinh dục. Nó cũng thuộc nhóm hormone androgen.

Các hormone androgen chịu trách nhiệm biểu hiện những đặc điểm sinh học ở phái nam, bao gồm giọng nói trầm hơn, phát triển lông, tóc và tăng khối lượng cơ bắp. Từ trong bào thai, hormone DHT đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của dương vật và tuyến tiền liệt.

Ở nam giới, enzyme 5-alpha-reductase (5-AR) giúp chuyển đổi testosterone thành DHT ở tinh hoàn và tuyến tiền liệt. Bình thường, có đến 10% testosterone được chuyển hóa thành DHT.

Hormone DHT có hoạt tính mạnh hơn testosterone. Mặc dù chúng cũng gắn vào cùng vị trí với testosterone nhưng khả năng gắn kết dễ dàng hơn. Một khi đã gắn vào, thời gian DHT tồn tại ở đó cũng lâu hơn.

Ảnh hưởng của hormone DHT không chỉ liên quan đến tóc. Các nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên hệ giữa nồng độ DHT cao bất thường với:

  • Chậm chữa lành vết thương trên da sau chấn thương
  • Phì đại tuyến tiền liệt
  • Ung thư tuyến tiền liệt
  • Bệnh tim mạch vành

    Hormone DHT là gì?
    Hormone DHT là gì?

2. Mọc tóc và rụng tóc

Rụng tóc kiểu hói ở nam giới là loại rụng tóc phổ biến nhất gặp ở phái mạnh. Phần tóc ở thái dương và trên đỉnh đầu từ từ mỏng dần và cuối cùng mất hoàn toàn.

Nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng này vẫn chưa được hiểu rõ nhưng các yếu tố di truyền, nội tiết tố và yếu tố môi trường đều được xem là có liên quan. Trong đó, hormone DHT là một tác nhân chính.

2.1 Ba giai đoạn của quá trình mọc tóc

Trước khi tìm hiểu về rụng tóc kiểu hói ở nam giới, bạn cần biết về quá trình tóc tăng trưởng.

Quá trình mọc tóc được chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn tăng trưởng (anagen), ngừng phát triển (catagen) và rụng tóc (telogen).

  • Anagen là giai đoạn tăng trưởng của tóc. Tóc được duy trì ở giai đoạn này trong 2–6 năm. Thời gian này càng lâu, tóc càng phát triển dài ra. Thông thường, khoảng 80–85% tóc trên đầu ở trong giai đoạn này.
  • Catagen chỉ kéo dài 2 tuần. Thời gian này cho phép các nang tóc tự làm mới.
  • Telogen là giai đoạn nghỉ ngơi. Các nang tóc sẽ không hoạt động từ 1–4 tháng. Thông thường, có 12–20% tóc trên đầu đang ở giai đoạn này.

Sau đó, giai đoạn anagen bắt đầu trở lại. Sợi tóc hiện tại được đẩy ra khỏi lỗ chân lông bởi sự tăng trưởng mới và tóc sẽ rụng tự nhiên.

Các giai đoạn trong chu kỳ mọc tóc
Các giai đoạn trong chu kỳ mọc tóc

2.2 Quá trình rụng tóc

Rụng tóc kiểu hói ở nam giới xảy ra khi các nang tóc dần bị thu nhỏ lại, giai đoạn anagen bị rút ngắn và giai đoạn telogen trở nên dài hơn.

Khi giai đoạn tăng trưởng bị rút ngắn đồng nghĩa với việc tóc không thể mọc dài như trước đây.

Khi các nang tóc nhỏ dần đi, thân tóc trở nên mỏng hơn qua mỗi chu kỳ mọc tóc. Cuối cùng, tóc trở nên giống với tóc tơ – sợi tóc mềm, nhẹ, thấy được ở trẻ sơ sinh và sau này dần biến mất trong độ tuổi dậy thì do ảnh hưởng của hormone androgen.

Theo nghiên cứu cho thấy người sử dụng các thuốc nhóm steroid đồng hóa, bao gồm cả người đang tập thể hình (body builder), sẽ có mức độ DHT cao hơn bình thường. Đồng thời, họ cũng thường gặp phải tình trạng rụng tóc nhiều hơn.

3. Ảnh hưởng của hormone DHT

Sự phát triển của tóc không cần đến sự hiện diện của hormone DHT nhưng lông ở các nơi khác như nách, râu…

3.1 Tại sao hormone DHT ảnh hưởng đến nhiều người theo nhiều cách khác nhau?

DHT có thể tác động theo nhiều cách khác nhau ở mỗi người có thể là do:

  • Sự gia tăng các thụ thể DHT ở nang tóc
  • Sản xuất DHT tại chỗ lớn hơn
  • Độ nhạy với thụ thể androgen cao hơn
  • DHT được sản sinh từ nhiều nơi khác trong cơ thể rồi đi vào vòng tuần hoàn
  • Testosterone trong máu tăng lên và hoạt động như một tiền chất của DHT

 

Sự phát triển của tóc không cần đến sự hiện diện của hormone DHT
Sự phát triển của tóc không cần đến sự hiện diện của hormone DHT
Fiesta Thăng Hoa Cảm Xúc

Tin được quan tâm

Cách nam giới thủ dâm lành mạnh, tăng cường sinh lý

ContentsThủ dâm lành mạnh là gì?Lợi ích khi thủ dâm lành mạnhCách thủ dâm lành mạnh1. Tần suất thủ dâm hợp lý, vừa đủ2. Thay đổi không gian, tư thế, vị trí để thủ dâm lành mạnh3. Làm chủ thời gian để thủ dâm lành mạnh4. Sử dụng thêm...

Những cách tăng cường testosterone tự nhiên cho cơ thể

Contents1. Tập thể dục và nâng tạ góp phần cải thiện testosterone2. Bổ sung đủ protein, chất béo và carbs3. Giảm thiểu mức độ căng thẳng và hormone cortisol cao4. Tắm nắng và bổ sung vitamin D5. Cân nhắc dùng thực phẩm bổ sung6. Tăng testosterone bằng cách ngủ...

Những kiểu tóc ngắn đẹp dành cho nam giới trong năm 2023

Trên thực tế, các kiểu tóc nam vô cùng đa dạng, và bạn hoàn toàn có thể lột xác vẻ ngoài bằng những thử nghiệm mới. Hãy cùng  tìm hiểu các phong cách tóc nam bạn nên chọn trong năm 2023. Các kiểu tóc nam ngắn gọn đang trở...

6 gợi ý màu tóc nhuộm dành cho nam giới năm 2023

ContentsSau đây là 6 màu tóc nam mà bạn nên trải nghiệm.1. Nhuộm tóc nam màu bạch kim2. Highlight vàng3. Nhuộm tóc màu vàng4. Nhuộm tóc nam màu hạt dẻ5. Nhuộm màu tóc đỏ6. Màu nâu đồng Với nam giới, nhuộm tóc chính là một trong những cách giúp...