Contents

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh là một phương pháp điều trị chuyên khoa giúp nam giới tránh được những rủi ro của bệnh. Có những điều mà bệnh nhân cũng như người nhà cần lưu ý trước và sau cuộc phẫu thuật.
1. Sơ lược về giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch là hiện tượng các tĩnh mạch nở rộng. Khi quan sát một số trường hợp bệnh, sẽ thấy các tĩnh mạch xanh hoặc tím đậm sưng phồng, xoắn lại, nổi gồ lên trên bề mặt da.
Hiện tượng giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở chân, nhưng cũng có vị trí khác.
Bìu là hai túi da nằm dưới dương vật, chứa tinh hoàn. Giãn tĩnh mạch thừng tinh khá phổ biến ở nam giới trưởng thành. Nhiều người không nhận thấy triệu chứng gì, thậm chí có người bị giãn tĩnh mạch thừng tinh mà không hề hay biết.
Bệnh này thường ít rủi ro, nhưng biến chứng nguy hiểm nhất của nó là gây vô sinh nên nam giới không được lơ là.

Những trường hợp cần phẫu thuật
Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh có khả năng cải thiện tình trạng của những đối tượng sau:
- Nam giới mong muốn có con nhưng gặp khó khăn với việc thụ thai (khi người nữ khỏe mạnh và không có vấn đề gì về sức khỏe sinh sản)
- Người bệnh nhận thấy các triệu chứng khó chịu và các triệu chứng này ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày
- Bên tinh hoàn bị ảnh hưởng có vẻ như bị teo đi
- Phân tích tinh dịch cho kết quả bất thường
Một số phương pháp phẫu thuật:
- Phẫu thuật nội soi thắt tĩnh mạch tinh trong
- Thuyên tắc mạch máu
- thắt tĩnh mạch tinh sau phúc mạc
- truyền thống qua đường bẹn hoặc bìu
- Phẫu thuật vi phẫu đường bẹn
Phẫu thuật vi phẫu đường bẹn được cho là phương pháp ít xâm lấn, thời gian phục hồi nhanh chóng, tỷ lệ tái phát thấp hơn các phương pháp còn lại. Tuy nhiên, cần có trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để thực hiện phương pháp này và bác sĩ trực tiếp phẫu thuật phải có tay nghề cao.

Lưu ý trước khi phẫu thuật
Trước khi phẫu thuật, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thông báo cho bác sĩ các loại thuốc mà bạn hiện đang dùng. Ngưng dùng chất làm loãng máu như warfarin hoặc aspirin để giảm nguy cơ mất máu khi phẫu thuật.
- Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, chẳng hạn như không ăn uống trong khoảng 8-12 giờ trước khi phẫu thuật.
- Nếu có điều kiện, hãy nhờ người đi cùng khi đến bệnh viện phẫu thuật và đưa bạn về sau khi được xuất viện. Nên xin nghỉ phép hoặc sắp xếp lịch trình để an tâm nghỉ dưỡng.
Lưu ý sau khi phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh
Người bệnh cần cẩn thận khi thấy các dấu hiệu sau:
- Tụ dịch lỏng quanh tinh hoàn
- Bí tiểu
- Vết mổ bị đỏ, viêm, tiết dịch
- Bị sưng mà chườm lạnh vẫn không giảm
- Nhiễm trùng
- Sốt cao trên 38 độ C
- Cảm thấy chóng mặt
- Nôn mửa
- Chân bị sưng hoặc đau