liên hệ với chúng tôi

tìm kiếm:

Chuyên trang phong cách và cuộc sống đàn ông

tìm kiếm:

27/06/2023

Dương vật khó cương cứng phải làm sao?

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on reddit
Share on pinterest

Dương vật khó cương cứng khiến chàng gặp khó khăn khi giao hợp, mất tự tin và ảnh hưởng tới chất lượng “chuyện ấy”. Vậy vì sao dương vật không thể cương cứng? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? 

Dương vật cương cứng như thế nào? 

Dương vật của nam giới muốn cương cứng đòi hỏi phải có sự phối hợp của các hormone, cơ bắp, dây thần kinh và mạch máu đi kèm với điều kiện kích thích tình dục. Khi có ham muốn tinh dục hoặc kích thích từ bên ngoài, dây thần kinh ở não sẽ phát tín hiệu gửi đến cơ quan sinh dục để điều khiển cơ bắp thư giãn. Lúc này, máu sẽ được tăng cường bơm về các mô bên trong của dương vật. 

Duong_vat_cuong_cung
Cần sự phối hợp của nhiều bộ phận để giúp dương vật cương cứng

Khi máu lấp đầy dương vật, các mạch máu sẽ đóng lại để giữ dương vật ở trạng thái cương cứng. Khi đạt cực khoái hoặc không còn ham muốn, các mạch máu sẽ mở ra và cho phép máu lưu thông tới các cơ quan khác, dương vật trở về trạng thái ban đầu. 

Trong một số trường hợp, nam giới có thể gặp các vấn đề về rối loạn cương dương như khó khăn cương cứng hoặc chỉ cương cứng được trong thời gian ngắn. Tình trạng này xảy ra không thường xuyên và các biểu hiện không quá nghiêm trọng thì sẽ được gọi là rối loạn cương dương tạm thời. Ngược lại, nếu rối loạn cương dương trong thời gian dài và ảnh hưởng tới chất lượng “chuyện ấy” thì cần phải điều trị sớm. 

Nguyên nhân dương vật khó cương cứng

Có nhiều nguyên nhân khiến cho dương vật không cương cứng hoặc khó cương cứng, phổ biến nhất phải kể tới như: 

Mắc các bệnh lý liên quan tới thần kinh và mạch máu 

Đối tượng bị rối loạn cương dương chủ yếu vẫn là nam giới trung niên.  Ở độ tuổi này, sức khỏe của các quý ông bắt đầu suy yếu dẫn tới các vấn đề về thần kinh và mạch máu như bệnh tim, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, … 

xo-vua-dong-mach-gay-hep-va-tac-nghen-dong-mach
Xơ vữa động mạch khiến máu khó lưu thông tới dương vật

Các bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn cản trở quá trình lưu thông của máu tới “cậu nhỏ”, khiến dương vật khó cương cứng. 

Các yếu tố về tâm lý ảnh hưởng tới sinh lý

Trong những năm gần đây, tỉ lệ rối loạn cương dương ở người trẻ tuổi ngày càng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu được cho là do yếu tố tâm lý. Áp lực công việc, áp lực từ gia đình, xã hội khiến cho các chàng mệt mỏi, không còn ham muốn với “chuyện ấy”. Những mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng cũng có thể khiến cho phái mạnh mất dần hứng thú với chuyện gối chăn, giảm ham muốn và dương vật khó cương cứng. 

Lối sống thiếu khoa học

Thói quen uống nhiều rượu bia hoặc hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích là tác nhân “bào mòn” sức khỏe của các đấng mày râu. Ngoài ra, ngủ không đủ giấc, sinh hoạt không điều độ và lười vận động cũng khiến cho phái mạnh gặp phải tình trạng “trên bảo dưới không nghe”. 

Các yếu tố khác gây rối loạn cương dương

Ngoài những nguyên nhân phổ biến nêu trên, một số yếu tố sau đây cũng làm gia tăng tình trạng rối loạn cương dương ở nam giới: 

  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc: thuốc lợi tiểu, thuốc giãn cơ, thuốc điều trị tiểu đường, cao huyết áp. 
  • Do các chấn thương ở tủy sống hoặc cơ quan sinh dục khiến máu không thể lưu thông tới dương vật.
  • Nam giới mắc các khuyết tật bẩm sinh ở cơ quan sinh dục. 
  • Mắc một số bệnh liên quan tới tuyến tiền liệt, thận hoặc tiểu đường. 
viem-tuyen-tien-liet
Bệnh lý ở tuyến tiền liệt khiến nam giới gặp các vấn đề về cương dương

Việc tìm ra nguyên nhân khiến dương vật khó cương cứng sẽ giúp bác sĩ dễ dàng xác định hướng điều trị phù hợp nhất nhằm mang lại hiệu quả tối ưu. 

Dương vật khó cương cứng phải làm sao để cải thiện? 

Khi dương vật khó cương cứng, nam giới nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ. Nhằm xác định được nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe sinh lý của nam giới, các bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm cần thiết như: 

kham-suc-khoe-nam-gioi
Nam giới cần phải làm một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh
  • Xét nghiệm máu;
  • Kiểm tra nồng độ protein và testosterone trong nước tiểu;
  • Xét nghiệm tinh dịch;
  • Theo dõi sự cương cứng của dương vật; 
  • Đo nồng độ hormone nội tiết tố testosterone. 

Sau khi đã có kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị dựa trên tình trạng bệnh cụ thể của từng người. 

Các phương pháp điều trị phổ biến được áp dụng bao gồm: 

  • Tiêm thuốc alprostadil vào thể hang xốp của dương vật. 
  • Tiêm thuốc vào niệu đạo, … 
  • Chỉ định người bệnh sử dụng nhóm thuốc ức chế PDE5 để cải thiện tình trạng dương vật khó cương cứng. 

Hiệu quả điều trị sẽ phụ thuộc vào  nhiều yếu tố như sự hợp tác của người bệnh, tình trạng bệnh và chế độ ăn uống, sinh hoạt trong quá trình điều trị. 

Dương vật khó cương cứng nên lưu ý điều gì? 

Để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tái phát tình trạng dương vật khó cương cứng, nam giới nên duy trì một chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học bằng cách:  

  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá và đồ uống có cồn hoặc các chất kích thích có hại. 
  • Tăng cường ăn các thực phẩm giàu kẽm tốt cho sinh lý như hàu biển, sá sùng, thịt bò, măng tây, quả lựu, … 
  • Giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, có thể tìm gặp bác sĩ nam khoa để được tư vấn thêm, tránh các gánh nặng tâm lý. 
  • Nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc và không thức khuya. 
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe toàn diện, kích thích gia tăng hormone testosterone tự nhiên. 

Dương vật khó cương cứng không phải là tình trạng hiếm gặp và có thể được khắc phục hoàn toàn. Do đó, nam giới không nên e ngại khi gặp phải vấn đề này. Các chàng cũng có thể liên hệ tới hotline 18006316 để được các chuyên gia hỗ trợ. 

Fiesta Thăng Hoa Cảm Xúc

Tin được quan tâm

Những hậu quả khi quan hệ sớm sau sinh mà chị em cần biết?

ContentsQuan hệ sau sinh như thế nào là sớm?Quan hệ sớm sau sinh có ảnh hưởng gì không?Nhiễm trùng vùng kínĐau rát âm đạoVết mổ chảy máu, nhiễm trùngTâm lý sợ hãiỨc chế tâm lýMang thai trở lại sớmCó cần tránh thai khi quan hệ tình dục lại sau...

Dấu hiệu uống thuốc tránh thai khẩn cấp thành công

ContentsUống thuốc tránh thai khẩn cấp có hiệu quả không?Phụ thuộc vào loại thuốcYếu tố ảnh hưởng đến hiệu quảDấu hiệu uống thuốc tránh thai khẩn cấp thành côngKinh nguyệt bình thường hoặc có thay đổi nhẹKhông có triệu chứng mang thaiRa máu sau khi uống thuốcKhi nào cần...

Giải đáp: Quan hệ không đeo bao nhưng xuất ra ngoài có thai không?

ContentsXuất tinh ra ngoài là gì?Ưu và nhược điểm khi xử dụng biện pháp tránh thai nhờ xuất tinh ra ngoàiƯu điểmNhược điểmGiải đáp: Quan hệ không đeo bao nhưng xuất ra ngoài có thai không?Khả năng mang thai khi xuất tinh ra ngoàiCác yếu tố ảnh hưởng đến...

Máu báo thai xuất hiện khi nào? Những vấn đề cần lưu ý

ContentsMáu báo thai khi nào xuất hiện? Kéo dài trong bao lâu?Đặc điểm dễ nhận biết của máu báo thaiPhân biệt máu báo thai với kinh nguyệtCần làm gì khi xuất hiện máu báo thai?Theo dõi triệu chứngNghỉ ngơiLàm xét nghiệm thaiGặp bác sĩTheo dõi thêm các dấu hiệu...

Cấy que tránh thai bị mất kinh có đáng lo không?

ContentsCấy que tránh thai bị mất kinh có đáng lo không?Nguyên nhân mất kinh khi cấy que tránh thaiNhững thay đổi kinh nguyệt có thể xảy raKhi nào cần gặp bác sĩ?Khi nào nên cân nhắc sử dụng que tránh thaiLưu ý khi cấy que tránh thai Cấy que...

Uống thuốc tránh thai hằng ngày bao lâu thì quan hệ được?

ContentsUống thuốc tránh thai hằng ngày bao lâu thì quan hệ được?Thuốc tránh thai kết hợp (chứa cả estrogen và progestin)Thuốc tránh thai chỉ chứa progestin (minipill)Uống thuốc tránh thai hàng ngày như thế nào để được bảo vệ tốt nhất?Lựa chọn loại thuốc tránh thai phù hợpLưu ý...