Contents
Đi tiểu ra máu hay tiểu buốt ra máu là triệu chứng cảnh báo điều gì? Phải làm thế nào khi bạn rơi vào trường hợp như thế này? Những thông tin tổng hợp được trong bài viết này có thể giải đáp các thắc mắc này giúp bạn!
Màu sắc và mùi bất thường của nước tiểu là những dấu hiệu nhận biết cho một số bệnh lý và rối loạn ở cả nam và nữ mà bạn không nên bỏ qua. Tuy nhiên, tỷ lệ đi tiểu ra máu ở nam giới so với nữ giới là cao hơn rõ rệt. Do đó, các đấng mày râu cần cảnh giác khi nước tiểu xuất hiện những biểu hiện “khó hiểu”.

Đi tiểu ra máu là gì?
Đi tiểu ra máu tình trạng xuất hiện máu hay các tế bào máu trong nước tiểu. Có 2 dạng tiểu máu:
- Tiểu máu đại thể: Nước tiểu có màu hồng đỏ hay sẫm màu như nước trà, nước coca, tùy vào lượng máu hay tế bào máu có mặt trong nước tiểu.
- Tiểu máu vi thể: Nước tiểu không có màu hồng đỏ, nhưng phát hiện tế bào hồng cầu có trong nước tiểu nhờ các xét nghiệm nước tiểu định kỳ.
Ở nam giới, phần lớn tiểu ra máu không gây đau đớn nhưng cũng sẽ có trường hợp tiểu buốt ra máu. Điều này biểu hiện cho tình trạng cục máu đông nghiêm trọng hơn ở đường tiết niệu.

Đi tiểu ra máu là biểu hiện cho những bệnh lý gì ở nam giới?
Tiểu máu có thể là dấu hiệu cảnh báo cho những vấn đề sức khỏe bất thường ở cả nam giới và phụ nữ.
Nguyên nhân tiểu ra máu và các dấu hiệu nhận biết
Đi tiểu ra máu là một triệu chứng điển hình cho nhiều bệnh lý hay các rối loạn khác trong cơ thể, bao gồm:
- Bệnh lý đường tiết niệu. Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) hay một số bệnh lý khác làm vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu. Bạn có thể nhận biết khi thấy tiểu nhiều lần, đi tiểu buốt ra máu và nước tiểu có mùi khó chịu.
- Bệnh lý trên thận. Bệnh viêm bể thận hay viêm cầu thận đều cho thấy biểu hiện tiểu ra máu. Các nhiễm trùng này có thể xuất phát từ những bệnh lý làm ảnh hưởng đến chức năng lọc máu của thận như: đái tháo đường, suy giảm miễn dịch…
- Bệnh lý ở bàng quang phổ biến là sỏi bàng quang. Đây được xem là một bệnh lý “ẩn”. Vì giai đoạn đầu, các hạt sỏi sẽ không gây đau hay khó tiểu. Đến khi sỏi lớn dần gây nghẽn đường tiết niệu dẫn đến đau khi tiểu ra máu hay thậm chí có sỏi trong nước tiểu.
- Rối loạn di truyền. Thiếu máu hồng cầu hình liềm là một nguyên nhân chính trong rối loạn di truyền gây ra tiểu máu kể cả dạng vi thể hay đại thể.
- Tập thể dục quá sức có thể làm cơ thể mất nhiều nước. Thậm chí chấn thương thận, bàng quang hoặc phá vỡ các tế bào hồng cầu.
- Tác dụng phụ của các loại thuốc mà bạn đang dùng có thể cũng là nguyên nhân.
Bệnh viêm bể thận hay viêm cầu thận đều cho thấy biểu hiện tiểu ra máu
Đi tiểu ra máu biểu hiện cho những bệnh lý gì ở nam giới?
Tỷ lệ này ở nam giới phổ biến hơn phái nữ. Điều này có thể do những bệnh lý chiếm tỷ lệ cao ở phái nam hơn, bao gồm:
Dấu hiệu của ung thư bàng quang
Tiểu máu là dấu hiệu cảnh báo quan trọng nhất của ung thư bàng quang. Kèm theo đó là các triệu chứng như: đau khi đi tiểu, tiểu buốt hay đi tiểu thường xuyên.
Ung thư thận
Đi tiểu ra máu ở nam giới còn biểu hiện cho các vấn đề ở thận, kể cả ung thư. Các tế bào phát triển bất thường ở mô thận thành khối u làm người bệnh đau nhức ở vị trí thận, thiếu máu do thiếu tế bào hồng cầu, cao huyết áp, tiểu ra máu…
Phì đại tiền liệt tuyến hoặc ung thư tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt phì đại do các khối u lành tính hoặc có sự hình thành và phát triển của các khối u ác tính thành ung thư tiền liệt tuyến đều có triệu chứng của đi tiểu ra máu ở nam giới. Đây là một trong những bệnh lý về tuyến tiền liệt phổ biến ở nam giới lớn tuổi.
Ở nam giới, khi đi tiểu ra máu, có thể là dấu hiệu cảnh báo cho các bệnh lý nguy hiểm. Bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ thận – tiết niệu để được chẩn đoán chính xác. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm, kiểm tra như:
- Nội soi đường tiết niệu, bàng quang và thận.
- Xét nghiệm máu và nước tiểu thường quy.
- Sinh thiết các mô tế bào nghi ngờ ung thư như bàng quang hay thận.
- Một số chẩn đoán hình ảnh (nếu cần) như chụp MRI, siêu âm.