Contents
Khi bạn nỗ lực thay đổi thói quen suy nghĩ của mình, bạn sẽ có khả năng thúc đẩy cái mới. Khả năng lãnh đạo của bạn cao hơn, và dễ dàng cảm nhận được các quan điểm của khách hàng. Nhưng làm thế nào thì mới có thể nâng cao chất lượng suy nghĩ của chúng ta? Để cải thiện quá trình suy nghĩ, bài viết sẽ đề cập đến hai chiến lược để thay đổi thói quen suy nghĩ theo hướng tích cực.
Vòng lặp thói quen suy nghĩ là gì?
Con người chính là sinh vật của thói quen. Điều đầu tiên vào mỗi sáng sau khi thức dậy, của nhiều người, chắc hẳn sẽ là kiểm tra chiếc smartphone, và xem qua loạt email, tin tức và các trang mạng xã hội. Cũng tương tự như vậy, chúng ta hình thành nên thói quen suy nghĩ.
Các kiểu suy nghĩ của chúng ta trong một số tình huống nhất định được gọi là các vòng lặp thói quen suy nghĩ. Chúng hình thành nên từ những kinh nghiệm chủ quan trong cuộc sống. Các vòng lặp thói quen suy nghĩ này giúp chúng ta vượt qua cuộc sống một cách dễ dàng. Lối suy nghĩ này đôi khi tồn tại những vấn đề của riêng nó.
Để thay đổi thói quen suy nghĩ bước đầu tiên là dừng lại và nhìn nhận kỹ vấn đề. Bước tiếp theo là thu thập thêm thông tin và kinh nghiệm. Làm như vậy sẽ giúp mở rộng quan điểm của bạn. Điều này có thể giúp chúng ta trở lại đúng hướng khi thói quen suy nghĩ khiến chúng ta lạc lối.
Thay đổi thói quen suy nghĩ bằng cách cải thiện khuôn mẫu suy nghĩ
Các khuôn mẫu suy nghĩ là các khung để giải thích thế giới và mối quan hệ của sự vật. Giống như hộp công cụ suy nghĩ, mỗi người sẽ có một loạt các khuôn mẫu suy nghĩ khác nhau. Khuôn đó được sử dụng để đối phó với các tình huống khác nhau.
Chẳng hạn, một người đang muốn giảm cân. Anh đến gặp ba chuyên gia: một chuyên gia dinh dưỡng, một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ và một nhà tâm lý học. Mỗi chuyên gia sẽ xem xét vấn đề theo mô hình suy nghĩ của mình.
Tất nhiên, khuôn mẫu suy nghĩ rất có ích cho chúng ta. Nhưng chúng cũng những hạn chế nhất định, và dẫn đến những điểm mù trong quan điểm của con người. Như người ta vẫn thường nói: “Nếu tất cả những gì bạn có chỉ là một cây búa, thì mọi thứ sẽ đều sẽ trông giống như một cây đinh.”
Quy tắc 10/10/10
Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào, hãy xem xét quyết định đó sẽ khiến bạn cảm thấy thế nào trong 10 phút, 10 tháng và 10 năm. Bài tập này buộc bạn phải suy ngẫm về hậu quả ngắn hạn và dài hạn. Từ đó sẽ giúp bạn loại bỏ yếu tố cảm xúc ra khỏi việc ra quyết định.
“Con hào” cạnh tranh
Hãy nghĩ về doanh nghiệp của bạn như một tòa lâu đài và lợi thế cạnh tranh của bạn chính là con hào sẽ bảo vệ tòa lâu đài này. Con hào càng rộng, thì lâu đài của bạn càng an toàn. Hãy xem xét đến cách bạn sẽ phát triển “con hào” thế nào theo thời gian. Cần lưu ý các yếu tố như tính hiệu quả, các mối quan hệ và lợi thế chi phí.
Lắng nghe, quyết định, và giao tiếp để thay đổi thói quen suy nghĩ
Khi bạn đưa ra quyết định, trước tiên hãy lắng nghe, sau đó quyết định, giao tiếp. Hãy nhớ đến trình tự này mỗi khi đưa ra quyết định.
Chúng ta có thể biết các vòng lặp thói quen suy nghĩ, và áp dụng với khuôn mẫu suy nghĩ. Từ đó bạn sẽ có một cái nhìn toàn diện hơn về thế giới xung quanh. Chúng ta có thể thay đổi thói quen suy nghĩ nhằm cải thiện chất lượng ý nghĩ và đưa ra những quyết định thông minh hơn. Hãy nhớ rằng, thói quen xấu sẽ không làm nên con người của bạn.