liên hệ với chúng tôi

tìm kiếm:

Chuyên trang phong cách và cuộc sống đàn ông

tìm kiếm:

Trang chủ / / Bài viết

28/05/2024

Biện pháp đặt vòng tránh thai có tốt không? Cách sử dụng như thế nào?

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on reddit
Share on pinterest

Bạn đang tìm biện pháp tránh thai sau sinh? Bạn muốn đặt vòng tránh thai nhưng chưa hiểu rõ về biện pháp này? Có nên chọn biện pháp đặt vòng tránh thai hay không? Cần lưu điều gì sau đặt vòng? Chuyên gia của Golden Choice sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn trong bài viết này. 

Đặt vòng tránh thai là gì?

Đặt vòng tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều chị em lựa chọn nhất hiện nay. Theo thống kê của Bộ Y Tế, có đến 60% phụ nữ Việt Nam chọn đặt vòng tránh thai để ngừa thai. 

Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ (hình chữ T hoặc U) được đưa vào tử cung của chị em để ngừa thai. Nó thường được cấu tạo gồm 2 phần: thân vòng và râu (dây cước y khoa). 

Ở Việt Nam, vòng tránh thai phổ biến nhất là TCu 380a và Multiload. Hiện nay, có thêm sự xuất hiện của vòng tránh thai nội tiết Mirena.

Hạn sử dụng của vòng tránh thai từ 5 – 10 năm (tùy từng loại cụ thể). Sau khoảng thời gian này, chị em nên đến cơ sở y tế để tháo vòng và thay thế bằng biện pháp tránh thai khác. 

Sử dụng vòng tránh thai là biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả cao.
Sử dụng vòng tránh thai là biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả cao.

Cơ chế hoạt động của vòng tránh thai

Sau khi được đưa vào cơ thể, vòng tránh thai sẽ gây ra phản ứng viêm niêm mạc tử cung, thay đổi cấu trúc nội mạc tử cung ngăn ngừa trứng làm tổ trong tử cung. Tùy vào loại vòng tránh thai cụ thể mà cơ chế tránh thai cũng khác nhau như:

Vòng tránh thai bằng đồng

Các ion đồng được giải phóng ra sẽ có tác dụng làm chậm di chuyển của tinh trùng và thay đổi chất nhầy âm đạo ngăn ngừa quá trình thụ tinh.

Vòng tránh thai nội tiết

Sử dụng vòng tránh thai nội tiết thì vòng sẽ tiết ra Progesteron hoặc Levonorgestrel giúp tăng chất nhầy tử cung, ngăn ngừa tinh trùng di chuyển vào tử cung. 

Thời điểm đặt vòng tránh thai tốt nhất

Mỗi đối tượng cụ thể sẽ có thời điểm đặt vòng tránh thai khác nhau như:

Đối với những trường hợp thông thường

Thông thường, thời gian đặt vòng tránh thai tốt nhất cho chị em là vào ngày thứ 2 sau khi sạch kinh. Thời điểm này, cổ tử cung vẫn còn mở, niêm mạc tử cung mỏng nên việc đặt vòng sẽ dễ dàng và ít ra máu. 

Đối với chị em sau sinh thường

Thời điểm tốt nhất để đặt vòng với chị em sinh thường là 3 tháng sau sinh. Nếu chị em đã có kinh trở lại thì nên đặt vòng trong khoảng 3 – 5 ngày sau sạch kinh.

Đối với chị em sau sinh mổ

So với các chị em sinh thường, sinh mổ sẽ tổn thương tử cung lâu hơn và cần thời gian phục hồi. Do đó, bạn nên đợi ít nhất 6 tháng sau sinh mới nên đặt vòng tránh thai. Thời điểm đặt vòng tránh thai cho chị em sinh mổ tốt nhất là 2 – 5 ngày sau sạch kinh. 

Đối với chị em sau nạo phá thai

Bác sĩ sản khoa khuyên các chị em sau nạo phá thai nên đặt vòng tránh thai sau 2 chu kỳ kinh nguyệt. Lúc này, tử cung của bạn sẽ phục hồi ổn định sau khi làm thủ thuật lấy thai ra. 

Đối với chị em sau khi quan hệ tình dục không an toàn

Nếu quan hệ tình dục không an toàn, chị em có thể đặt vòng tránh thai trong vòng 72 giờ để có hiệu quả ngừa thai tốt nhất. 

Thủ thuật đặt vòng tránh thai diễn ra như thế nào?

Quy trình đặt vòng tránh thai và vị trí của vòng sau khi đặt.
Quy trình đặt vòng tránh thai và vị trí của vòng sau khi đặt.
  • Bước 1: Trước khi đặt vòng: Khi bạn đến cơ sở y tế để đặt vòng, bác sĩ sẽ khám cho bạn để nắm được vị trí và kích thước tử cung. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn có nên đặt vòng tránh thai hay không, chọn vòng tránh thai loại nào…
  • Bước 2: Mở âm đạo bằng dụng cụ mỏ vịt: Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ mỏ vịt để mở cổ tử cung của chị em ra và tiến hành sát trùng.
  • Bước 3: Đặt vòng tránh thai vào tử cung: Bác sĩ tiến hành đưa vòng tránh thai vào tử cung của chị em. Ban đầu, 2 cánh chữ T khép lại nhưng khi vào tử cung nó sẽ được mở rộng ra, giữ chặt vòng tránh thai ở vị trí cố định.  Đối với râu của vòng tránh thai, bác sĩ sẽ cắt bớt đi nhằm giúp cho chị em thuận tiện hơn trong sinh hoạt.
  • Bước 4: Vệ sinh và khử khuẩn: Bác sĩ sẽ sử dụng dung dịch sát khuẩn Povidine Povidon Iod 10% để vệ sinh lại âm đạo cho chị em. Sau đó, họ sẽ tháo mỏ vịt, hoàn tất việc đặt vòng.

Đối tượng không nên đặt vòng tránh thai

Vòng tránh thai được khuyến khích sử dụng để tránh thai cho chị em chưa có ý định sinh thêm con. Biện pháp này phù hợp với hầu hết các chị em phụ nữ. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc một trong những đối tượng dưới đây thì không nên đặt vòng tránh thai:

  • Chị em bị bệnh viêm tắc vòi trứng, các bệnh lý phụ khoa khác. 
  • Chưa từng mang thai.
  • Bị thiếu máu hoặc các bệnh lý về máu như: máu không đông, máu chậm đông…
  • Mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch.
  • Bị dị ứng với đồng.
  • ….

Chuẩn bị bao nhiêu tiền khi đi đặt vòng tránh thai?

Đặt vòng tránh thai nằm trong chương trình kế hoạch hóa gia đình quốc gia. Bởi thế, nếu chị em đến trạm xá, bệnh viện… thực hiện đặt vòng tránh thai sẽ hoàn toàn miễn phí. 

Nếu chị em đến các phòng khám tư nhân thì chi phí đặt vòng tránh thai từ 200k – 600k (tùy loại vòng tránh thai).

Đặt vòng tránh thai hoàn toàn miễn phí tại trạm xá và bệnh viện. 
Đặt vòng tránh thai hoàn toàn miễn phí tại trạm xá và bệnh viện.

Lưu ý khi đặt vòng tránh thai

Sau khi đặt vòng tránh thai, chị em nên đặc biệt lưu ý đến 6 điều dưới đây:

Uống thuốc kháng sinh chống viêm trong vòng 5 ngày

Quá trình thực hiện thủ thuật đặt vòng tránh thai đã mở âm đạo, đưa vật thể khác vào cơ thể. Sau đặt vòng tránh thai, các bác sĩ sẽ kê cho chị em thuốc kháng sinh chống viêm dạng uống. Phương thuốc phổ biến là sử dụng kháng sinh kết hợp Amoxicillin và Alpha.

Kiêng quan hệ tình dục 3 tuần sau đặt vòng

Sau khi đặt vòng tránh thai, cơ thể cần có thời gian làm quen. Nếu quan hệ tình dục mạnh và thô bạo sẽ khiến cho vòng tránh thai dễ bị lệch, tuột khỏi tử cung. Điều này sẽ khiến nữ giới bị chảy máu âm đạo hoặc có thai ngoài ý muốn. 

Thế nên, tốt nhất bạn nên kiêng quan hệ tình dục ít nhất 3 tuần sau đặt vòng. 

Vệ sinh vùng kín thường xuyên

Đặt vòng tránh thai sẽ làm cho vùng kín của chị em dễ bị viêm nhiễm hơn bình thường. Bạn nên vệ sinh vùng kín bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ hàng ngày để tránh viêm nhiễm.

Biết cách tự kiểm tra vòng tránh thai

Vòng tránh thai có thêm râu ở phía dưới. Khi đặt vòng, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách tự kiểm tra vòng tránh thai tại nhà. 

Theo đó, bạn nên rửa tay sạch. Sau đó, đưa tay vào bên trong âm đạo chừng 2 – 5cm sờ thử. Nếu sờ thấy râu của vòng thì tức là vòng tránh thai vẫn ở trong tử cung. Nếu bạn không sờ thấy râu của vòng tránh thai thì nên đến cơ sở y tế để được siêu âm kiểm tra. 

Khám phụ khoa định kỳ 3 tháng/ lần

Việc khám phụ khoa định kỳ 3 hoặc 6 tháng/ lần giúp chị em sớm phát hiện ra các bệnh lý viêm nhiễm sớm. Nhờ đó, bác sĩ sẽ có can thiệp kịp thời để tránh việc tử cung bị tổn thương nặng nề. 

Nếu sau khi đặt vòng, bạn thấy âm đạo tiết dịch màu xanh hoặc vàng, có mùi hôi hoặc thấy chảy máu âm đạo bất thường thì nên đi thăm khám ngay.

Lời khuyên cho chị em

Đặt vòng tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai hiệu quả nhất và ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Với bài viết trên đây, hy vọng chị em đã có hiểu biết đầy đủ nhất về đặt vòng tránh thai.

Fiesta Thăng Hoa Cảm Xúc

Tin được quan tâm

Nam giới lâu ngày không quan hệ sẽ như thế nào?

ContentsNam giới lâu ngày không quan hệ có sao không?Khả năng làm việc kém hiệu quảDễ bị stress, căng thẳng Gây rối loạn khả năng tình dụcTăng nguy cơ bệnh lý tuyến tiền liệtLâu ngày không quan hệ tinh trùng như thế nào?Nam giới nên làm gì khi lâu ngày...

Sinh mổ – Nên hay không nên sinh mổ

Contents1. Sinh mổ là gì?2. Lý do khiến bác sĩ quyết định bạn có nên sinh mổ hay khôngThất bại trong chuyển dạCác cơn co thắt có thể không mở cổ tử cung đủ để em bé di chuyển vào âm đạoNghi ngờ có một vấn đề bất lợi...

Ăn chay yếu sinh lý không? Cách ăn chay đúng theo khoa học?

ContentsĂn chay yếu sinh lý không?Đàn ông nên kiêng ăn gì khi bị yếu sinh lý?Đồ ăn chiên ránĐồ ăn quá mặn hoặc quá ngọtCác chất kích thích: đồ uống có cồn hay thuốc láTinh bột tinh chếNội tạng động vậtĂn uống hợp lý liệu có chữa dứt điểm...

Những thói quen xấu phá hủy hệ miễn dịch của bạn

Contents1.     Ngại vận động, ngồi một chỗ cả ngày – Thói quen xấu phá hủy hệ miễn dịch2.     Cơ thể không được ngủ đủ giấc3.     Để cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng quá nhiều – thói quen xấu phá hủy hệ miễn dịch4.     Xem nhẹ việc đeo...

Số lượng tinh trùng mỗi lần xuất bao nhiêu là bình thường?

ContentsSố lượng tinh dịch trung bìnhLượng tinh dịch ít có phải là một vấn đề đáng lo ngại?Nguyên nhân nào làm giảm đáng kể lượng tinh dịch1. Do tình trạng thiểu năng sinh dục2. Do bệnh tiểu đường3. Do một số bệnh lý đặc biệt hoặc do phẫu thuật4....