Contents
Quan hệ tình dục bằng miệng là sử dụng miệng, môi hoặc lưỡi để kích thích bạn tình qua các khu vực như bộ phận sinh dục, ngực, cổ, hậu môn,… Nhưng đi cùng với những kích thích mà hình thức này mang lại thì còn có những nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường quan hệ tình dục bằng miệng. Vậy đó là những căn bệnh gì? Có nguy hiểm hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây cùng Đàn Ông Phải Thế để hiểu hơn về vấn đề này nhé.
Các bệnh lây qua đường quan hệ tình dục bằng miệng đó là
Bệnh lậu
Khi bị bệnh lậu, không phải ai hay thời điểm nào cũng có dấu hiệu biểu hiện ra ngoài. Nhưng các triệu chứng thường thấy ở người bệnh đó là có cảm giác đau rát khi đi tiểu, đau họng, xuất hiện tiết dịch bất thường từ dương vật, đau trực tràng,…
Con đường lây nhiễm của lậu là qua việc quan hệ tình dục bằng miệng với người bị bệnh lậu ở âm đạo, dương vật, họng, đường niệu hoặc trực tràng – hậu môn.
Căn bệnh này hoàn toàn có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh. Tuy nhiên, hiện nay đã xuất hiện tình trạng lậu kháng thuốc khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Vì thế, nếu như sau khi điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nhân cần đi khám lại ngay.
Và nếu như lậu không được điều trị đúng cách sẽ có các biến chứng phức tạp như tăng nguy cơ nhiễm HIV, viêm mào tinh hoàn ở nam giới, vô sinh ở nữ giới,….

Giang mai
Giang mai là căn bệnh tình dục nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum gây ra. Những triệu chứng của căn bệnh này thường nhẹ nên dễ bị bỏ qua. Nhưng nhìn chung bệnh sẽ trải qua 4 giai đoạn, mỗi một giai đoạn sẽ có triệu chứng riêng biệt.
Giai đoạn 1:
- Dấu hiệu đặc trưng của giai đoạn này là săng giang mai ở vị trí nhiễm xoắn khuẩn giang mai. Cụ thể đây là một vết trợt nông, hình tròn hoặc bầu dục, không có gờ nổi cao, có màu đỏ thịt tươi và có nền cứng, nhưng có thể không đau.
- Săng giang mai có thể tồn tại từ 3 – 6 tuần rồi sau đó tự mất, nhưng điều đó không có nghĩa là khỏi bệnh. Bệnh nhân cần đi thăm khám ngay để điều trị kịp thời.
Giai đoạn 2
Đến giai đoạn 2 giang mai sẽ có những triệu chứng như:
- Sưng đau hạch
- Sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi
- Đau họng, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn
- Xuất hiện các chấm nâu đỏ trong lòng bàn tay, bàn chân
- Rụng tóc
- Sụt cân, ốm yếu
Giai đoạn 3
Giai đoạn này bệnh không có triệu chứng, và diễn tiến trong nhiều năm.
Giai đoạn 4
Hiện nay rất ít trường hợp gặp giang mai sang đến giai đoạn 4. Bởi vì, kể từ sau khi nhiễm xoắn khuẩn giang mai lần đầu tiên mà không được điều trị thì cần 10 – 30 năm để bệnh tiến triển tới giai đoạn 4. Nhưng khi sang đến giai đoạn 4, bệnh nhân sẽ đối mặt với những biến chứng phức tạp như: tổn thương nội tạng, sụt giảm thị lực, khó cử động cơ thể, mất cảm giác, sa sút trí tuệ,… Căn bệnh này cũng gây ra nhiều biến chứng, thậm chí gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh Trichomoniasis
Trichomoniasis, gọi tắt là Trich, là bệnh nhiễm khuẩn hay gặp do ký sinh trùng gây ra. Căn bệnh này có triệu chứng là đỏ tấy, đau ngứa xung quanh âm đạo, bỏng rát khi đi tiểu,… Đường lây truyền chính là qua việc quan hệ tình dục bằng miệng, người bị lây nhiễm sẽ mắc trichomoniasis ở vùng họng.
Căn bệnh này có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng một liều kháng sinh duy nhất. Để tránh tái nhiễm, bạn cần có biện pháp quan hệ tình dục an toàn cũng như điều trị cho cả bạn tình.

HIV
HIV là một loại virus gây suy giảm miễn dịch ở người và vẫn có khả năng lây qua đường miệng nếu như trong miệng có vết thương hở. Nhiễm HIV ở giai đoạn đầu có thể không có biểu hiện và bệnh nhân cần được xét nghiệm để xác định chính xác có nhiễm HIV hay không. Triệu chứng HIV cũng thay đổi theo từng giai đoạn bệnh, nhưng giai đoạn đầu sẽ có biểu hiện giống bệnh cúm.
Người nhiễm HIV cần tuân thủ phác đồ điều trị để đưa tải lượng virus xuống dưới ngưỡng phát hiện, nhằm có cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh và ngăn ngừa lây truyền cho người khác.
Herpes
Đây là một căn bệnh truyền nhiễm do virus herpes simplex gây ra. Khi mắc herpes thường không có biểu hiện cụ thể ra bên ngoài, hoặc nếu có thì rất nhẹ. Những triệu chứng đầu tiên thường xuất hiện sau khi nhiễm gồm: đau ngứa, đau đầu, sốt, hạch sưng đau,…
Người nhiễm herpes ở miệng, khu vực sinh dục, trực tràng và hậu môn có thể lây sang người lành qua quan hệ tình dục bằng miệng. Hiện nay mặc dù chưa có thuốc điều trị herpes, bệnh nhân vẫn có thể sử dụng thuốc chống virus để làm giảm nhẹ triệu chứng. Nhiễm herpes làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. Phụ nữ mang thai nhiễm herpes có thể lây truyền sang con.

Ngoài ra thì còn một số bệnh như viêm gan virus A, B, HPV.
Lời khuyên của chuyên gia
Để ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây qua đường quan hệ tình dục bằng miệng thì bạn nên sử dụng bao cao su mỗi lần quan hệ, sử dụng tấm chắn miệng, quan hệ tình dục chung thủy và đi khám sức khỏe một cách thường xuyên để sớm phát hiện ra bệnh và điều trị kịp thời.